7 bài thuốc trị bệnh từ cá chép

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Cá chép được gọi là lý ngư, tính bình, vị ngọt, không độc, có công dụng an thai, trị phù thũng, vàng da, ho có đờm.

1. Công dụng của loài cá trong y thư cổ

Trong các tác phẩm Nam dược thần hiệu và Hải thượng y tông kim giám của các danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông đã đề cập đến nhiều loài cá không chỉ là thực phẩm mà còn để chữa bệnh. Có tới 34 loài cá tôm được Tuệ Tĩnh giới thiệu để làm thuốc với công dụng kiện tỳ, dưỡng huyết, bổ vị, ích tinh, trị bệnh tiểu đường, tê bại chân tay, đau nhức thắt lưng, đau mỏi cổ gáy…

Tuy nhiên, theo Ấm thực bách kỵ, các tác giả cho rằng những người mắc bệnh xuất huyết do giảm tiểu cầu thì không nên ăn nhiều cá.

Các nhà khoa học khuyên rằng: Không nên ăn cá dưới dạng chiên rán không có lợi cho cơ thể. Cá chép om dưa được coi là một món ăn dễ hấp thụ.

Cá chép an thai, kiện tỳ vị

Cá chép an thai, kiện tỳ vị

Dân gian thường dùng cá chép trong điều trị và phòng trị bệnh phù thũng, vàng da, ứ tắc sữa.

Theo y học cổ truyền, cá chép vị ngọt, tính bình có công dụng tiêu thũng, kiện tỳ, an thai. Mật cá chép có vị đắng, tính mát, không độc, có tác dụng thông ứ, làm sáng mắt.

Y học hiện đại cũng đã chứng minh cá là thực phẩm rất tốt cho người bệnh tim mạch, cao huyết áp, dư thừa cân nặng. Cá còn có nhiều vitamin D, tạo điều kiện cho việc hấp thu canxi của cơ thể. Ngoài ra, trong cá còn có nhiều kẽm, là một vi chất có ích với sức khỏe con người, có tác dụng phòng chống u xơ tiền liệt tuyến ở người cao tuổi.

2. Một số bài thuốc từ cá chép

Bài 1: Cá chép to một con, mổ bỏ ruột, đậu đỏ 100g, làm thành thang, nước 600ml. Nấu lên ăn cả cái uống nước, ăn hết một lần, có tác dụng chữa vàng da, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu đường, phù nề toàn thân. Đây là một chứng bệnh hay gặp ở phụ nữ có thai, là một dấu hiệu nguy cơ tiền sản giật trong thai nghén.

Bài 2: Cá chép một con, bí xanh, hành hoa, thêm gừng và gia vị, nước sôi. Nấu cháo ăn hàng ngày rất tốt. Bài thuốc có tác dụng chữa động thai, phù suy dinh dưỡng, phù do bệnh thận, tim.

Cá chép nấu đậu đỏ trị tiểu đường, vàng da, phù thũng

Cá chép nấu đậu đỏ trị tiểu đường, vàng da, phù thũng

Bài 3: Cá chép một con, gạo nếp 50g, hành tươi 5 nhánh cắt khúc. Cá đem luộc lấy nước, sau đó vớt cá, lấy thịt, bỏ xương, cho gạo nếp vào nấu cháo. Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ, an thai, lợi tiểu, tiêu thũng dùng trong các trường hợp phù nề, đặc biệt là các thể phù do thiểu dưỡng, do viêm cầu thận mãn, hội chứng thận hư, phụ nữ có thai bị phù.

Bài 4: Mật cá chép 1 cái, gan gà trống 1 cỗ. Cả hai vị đem sấy khô, tán nhỏ luyện với trứng chim sẻ làm viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 10 viên. Bài thuốc có tác dụng chữa các chứng liệt và bệnh liệt dương.

Bài 5: Cá chép 250g, xuyên bối mẫu 6g, đem nấu canh, ăn liền 7-15 ngày. Công dụng trị ho gà, hen suyễn.

Bài 6: Trứng cá chép 500g, nhục thung dung 30g, hoài sơn 60g, ba kích 30g, gừng tươi 5 lát, nước sôi 1000ml. Trứng cá luộc sơ khoảng 3 phút, rồi đun chung với các vị thuốc trong khoảng 1 giờ. Thêm gia vị, chia ăn trong ngày. Bài thuốc có tác dụng trị nhược dương, xuất tinh sớm, tinh dịch ít.

Bài 7: Cá chép 1 con, tây dương sâm 10g, hoàng kỳ 30g. Sâm, hoàng kỳ rửa sạch, cá chép bỏ ruột rửa sạch, nước sôi 600-800ml, hầm cách thủy nhỏ lửa rồi nêm gia vị, ăn cá, uống nước thuốc. Mỗi tuần ăn 2 lần, mỗi đợt điều trị là một tháng. Bài thuốc tốt cho người mất ngủ, hồi hộp, hay quên, ăn uống kém.

Nguồn: [Link nguồn]

Bài thuốc đơn giản, dễ làm trị ho, tiêu đờm, bổ phổi cho người bệnh COVID-19

Rất nhiều người mắc COVID-19 và sau khi khỏi bệnh vẫn còn triệu chứng ho dai dẳng. Trong Đông y có một số bài thuốc khá hiệu quả trong trị ho, tiêu đờm, bổ phổi… giúp người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lương y Hoài Vũ ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN