7 bài kiểm tra nhanh cho thấy sức khỏe của bạn đang có vấn đề
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu của cơ thể sẽ giúp bạn có cách phòng, trị bệnh hiệu quả hơn là đợi đến lúc bệnh bộc phát.
1. Kiểm tra thị lực
Thử nghiệm sau sẽ giúp bạn xác định được sự thoái hóa điểm màu, một tình trạng làm cho mắt không thấy rõ nét. Thường thì căn bệnh này xuất hiện với những người trên 50 tuổi và có thể gây mù lòa hoàn toàn.
Cần thử nghiệm trong một căn phòng có ánh sáng tốt, đặt hình ảnh sau trước mặt từ 10-15 inch, giữ thẳng đầu và không liếc mắt, che mắt bằng 1 tay và nhìn điểm đen trong ảnh trong 10s, làm tương tự với mắt kia.
Nếu tất cả các đường đều có, không bị biến dạng, không có vết cắt hoặc các đốm xám, điều đó có nghĩa là võng mạc của bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu nhận thấy 1 phần của hình ảnh bị cong lên thì nên đi gặp bác sĩ để khám.
2. Bài tập gánh tạ
Tập squat (bài tập gánh tạ) khoảng 20 lần, đếm nhịp mạch đập mỗi phút.
Nếu số lượng nhịp đập tăng 25%, có nghĩa là bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu sự khác biệt là 25-50%, có nghĩa là hệ thống tim mạch của bạn yếu. Nếu số lượng nhịp đập tăng hơn 50%, bạn cần gặp bác sĩ ngay.
Tập thể dục với cường độ cao không được khuyến cáo dành cho người cao tuổi và người bị tim mạch. Trước khi tập bất kỳ hoạt động thể thao nào bạn cũng cần kiểm tra cơ thể một chút.
3. Đi bộ, đếm nhịp tim
Đi bộ bình thường từ tầng 1 lên tầng 4, đếm nhịp đập mạch mỗi phút.
Nếu mạch đập khoảng 120 nhịp mỗi phút thì bạn khỏe mạnh. Nếu hơn 120 nhịp mỗi phút, hoặc bắt đầu thở hổn hển hoặc trải qua cơn đau ngực, bạn nên đi gặp bác sĩ.
Ngay cả khi bạn đang trải qua những hoạt động thể chất căng thẳng, nhịp tim không được vượt quá giới hạn. Giới hạn khác nhau ở các độ tuổi khác nhau. Để tính toán nó, hãy lấy 220 trừ đi độ tuổi của bạn. Ví dụ: 220-40 = 180, có nghĩa là nhịp tim của bạn không được cao hơn 180 lần / phút.
Người cao tuổi và những người có bệnh tim cần nhân số lượng 0,5 và 0,6.
Ví dụ:
220 - 60 = 160
160 x 0,5 = 80
160 x 0.6 = 96
Vì vậy, nhịp tim của bạn trong khi thực hiện các bài tập thể dục nên từ 80 đến 96 nhịp mỗi phút.
4. Kiểm tra cột sống
Đứng tự nhiên và yêu cầu ai đó quan sát bạn. Nếu lưng của bạn cong 45 độ hoặc nhiều hơn, thấy phần hông, điều này cho thấy bạn đang có vấn đề về cột sống. Trong trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác và điều trị.
5. Kiểm tra tư thế bằng bút chì
Có 1 bài kiểm tra đơn giản khác có thể cho thấy bạn có cột sống khỏe. Lấy 2 cây bút chì hoặc bút mực trong tay, đặt tay xuống dọc theo cơ thể. Nếu 2 cây bút chì song song với nhau, điều đó có nghĩa là tư thế của bạn không có vấn đề gì đáng kể. Nếu bút chì chỉ vào nhau, có nghĩa là bạn có một cái cột sống bị vẹo.
6. Kiểm tra kết cấu tai và xương vai
Yêu cầu ai đó xem bạn hoặc chụp một số bức ảnh ở góc nghiêng. Sử dụng thước đo (hoặc đơn giản là thực hiện nó trong trí tưởng tượng của bạn) để tạo thành một đường từ xương tai đến xương vai. Nếu tạo thành đường thẳng thì không sao, nếu phần tai nhô ra phía trước so với xương vai thì bạn đang có vấn đề với tư thế của mình.
7. Kiểm tra hệ hô hấp
Làm bài kiểm tra sau sẽ giúp bạn đánh giá được hoạt động của hệ hô hấp, sự phân bố oxy trên cơ thể, sự lưu thông máu.
Ngồi xuống và thở sâu vài lần, thở ra, sau đó hít một hơi thật sâu và nín thở 1 lúc. Tốt hơn là giữ mũi bằng tay. Sử dụng đồng hồ hẹn giờ để theo dõi. Kết quả bình thường đối với người khỏe mạnh không được thấp hơn 40 giây đối với nam giới, 30 giây đối với phụ nữ.
Sau 5 phút, hít thở sâu vài lần và sau đó giữ hơi thở trở lại bình thường. Một người khỏe mạnh có thể giữ 25-40 giây như thế này.
Hầu hết phụ nữ không kiểm tra vòng 1 thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu của bệnh ung thư vú.