60% dân văn phòng gặp vấn đề về xương khớp

Đau nhức, thoái hóa khớp sớm khiến dân văn phòng gặp khó khăn trong vận động, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ công việc, nguy cơ thất nghiệp cao.

Rối loạn cơ xương khớp, với các triệu chứng điển hình như đau thắt lưng, đau vai gáy, tê cứng tay chân, viêm khớp, thoái hóa khớp… đang là điểm nóng sức khỏe toàn cầu bởi số lượng người bệnh liên tục gia tăng. Trong đó, dân văn phòng - những người đảm nhiệm các công việc như: lễ tân, hành chính, pháp lý, kế toán, công nghệ thông tin, thiết kế, quản lý cơ sở vật chất, bảo hiểm… chiếm tới hơn 60% tổng số bệnh nhân.

Theo một số thống kê, 55% người làm việc văn phòng đứng trước nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ, 38% bị đau nhức bàn tay, 80,9% bị đau lưng... Ngoài ra, tỷ lệ đau nhức và viêm khớp gối, khớp vai, khớp cổ tay ở nhân viên văn phòng cũng tương đối cao.

Đau nhức xương khớp trở thành căn bệnh nghề nghiệp của dân văn phòng

Đau nhức xương khớp trở thành căn bệnh nghề nghiệp của dân văn phòng

Thực tế cho thấy, người làm nghề văn phòng có xu hướng mắc bệnh xương khớp từ khá sớm (bắt đầu từ độ tuổi 30). Tuy nhiên, vì nghĩ rằng mình “sức dài vai rộng”, công việc không quá nặng nhọc về thể lực nên nhiều người chủ quan, không cải thiện sớm dẫn đến cơn đau kéo dài, vận động khó khăn, thậm chí thất nghiệp dù đang ở độ tuổi sung sức nhất.

Tại sao hơn một nửa dân văn phòng mắc bệnh xương khớp?

Nhắc đến những người làm văn phòng, người ta thường gắn mác “ngồi mát ăn bát vàng” vì cho là công việc nhàn hạ. Vậy tại sao họ lại trở thành nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xương khớp cao?

Bằng góc nhìn chuyên môn, các chuyên gia lý giải thực trạng này thông qua ba lý do:

Đặc thù công việc

Nhân viên văn phòng thường phải ngồi làm việc cố định từ 6 - 8 giờ/ngày. Điều này gây căng thẳng, giảm tưới máu và dồn áp lực lên các khớp xương, nhất là cột sống thắt lưng, dẫn đến tổn thương và thoái hóa đốt sống, lâu năm có thể gây thoát vị đĩa đệm, gai xương hay hội chứng chùm đuôi ngựa. Thêm vào đó, công việc yêu cầu phải gõ bàn phím và di chuột liên tục khiến dân văn phòng hay bị tê mỏi, đau nhức và lâu dần chuyển biến thành viêm khớp cổ tay, ngón tay hoặc hội chứng ống cổ tay.

Làm việc sai tư thế

Những tư thế vận động sai phổ biến ở văn phòng như ngồi cúi khom lưng, lệch vai, vắt chéo chân, nằm ngủ gục trên bàn… làm cho cơ bắp bị kéo căng quá mức (đặc biệt là vùng vai gáy), dẫn đến tình trạng mỏi và đau cổ, vai, gáy triền miên.

Ngồi làm việc sai tư thế khiến xương khớp đau nhức không dừng

Ngồi làm việc sai tư thế khiến xương khớp đau nhức không dừng

Một số thói quen có hại

Dân văn phòng thường làm việc liên tục, ít đứng dậy đi lại, trừ những lúc cần giải quyết nhu cầu cá nhân (ăn uống, vệ sinh) và sau giờ làm, họ thường nằm nghỉ ngơi, xem tivi hoặc lướt điện thoại. Thói quen ít vận động cộng thêm việc ăn uống thiếu khoa học, thích tiêu thụ thức ăn nhanh và đồ uống nhiều đường… cũng là nguyên nhân khiến xương khớp bị hư hại từ từ, châm ngòi cho quá trình thoái hóa khớp.

Dân văn phòng nên làm gì để “giải cứu khớp”?

Đầu tiên, người làm văn phòng nên chủ động cải tổ điều kiện làm việc và tư thế làm việc, giảm áp lực lên xương khớp. Đối với điều kiện làm việc, có thể cải thiện chỗ ngồi bằng cách sử dụng thêm tấm đệm lót hoặc gối mỏng sau ghế, kê miếng lót chuột có mút giúp lưng, cổ tay và bàn tay đỡ nhức mỏi.

Đối với tư thế làm việc, cần thường xuyên điều chỉnh lại dáng ngồi sao cho lưng và cổ phải thẳng, vai thả lỏng, hai bàn chân chạm mặt sàn, khuỷu tay gập một góc 90 độ khi đánh máy, gõ bàn phím nhẹ nhàng. Ngoài ra, mỗi 30 phút tập trung vào màn hình vi tính, nên đứng dậy đi lại và duỗi lưng, vai, tay, chân để xương khớp được thư giãn.

Bên cạnh đó, dân văn phòng nên tăng cường tập thể dục, thể thao sau khi tan sở như chạy bộ, đạp xe, yoga, gym... Đồng thời, xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp, gồm vitamin C, D, Omega - 3, beta caroten...

Riêng về đặc thù công việc, đây là điều không thể thay đổi nên để giúp giảm hư hại xương khớp, dân văn phòng cần một giải pháp chăm sóc khớp lâu dài, từ bên trong giúp nuôi dưỡng khớp toàn diện, an toàn và hiệu quả.

Tiến sĩ Tăng Hà Nam Anh (Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh TP.HCM) chia sẻ: "Để không bị tàn phế và mất khả năng lao động, sống phụ thuộc vào người khác, ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau nhức ở xương khớp, mọi người cần chú ý chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động hợp lý và bổ sung những hoạt chất chuyên biệt để xương khớp toàn thân chắc khỏe như: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…"

Các nghiên cứu đã chứng minh, bộ siêu dưỡng chất trên (hiện có trong JEX thế hệ mới) khi đi vào cơ thể sẽ được hòa quyện và tạo nên tác động “kép” ưu việt, đi sâu vào giải quyết cơ chế bệnh sinh, giúp: Ngăn sản sinh các cytokine - chất gây viêm (như TNF-α, IL-1, IL-6, interferon gamma...), từ đó bảo vệ sụn khớp và màng hoạt dịch, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả và an toàn; đồng thời tăng cường tái tạo sụn và xương dưới sụn, duy trì khớp xương toàn thân chắc khỏe, dẻo dai lâu dài.

Xương khớp chắc khỏe, hết đau mỏi giúp dân văn phòng thoải mái làm việc

Xương khớp chắc khỏe, hết đau mỏi giúp dân văn phòng thoải mái làm việc

Như vậy, việc thực hiện đồng thời 3 giải pháp: cải thiện môi trường làm việc, tạo tư thế làm việc/vận động đúng và kết hợp bổ sung dưỡng chất giúp chăm sóc xương khớp từ bên trong sẽ giúp giảm đau nhức và giảm nguy cơ mắc bệnh xương khớp ở dân văn phòng hiệu quả để thêm tự chủ trong công việc và cuộc sống.

Xem video: Giải pháp khoa học giúp giảm đau, bảo vệ xương khớp chắc khỏe:

60% dân văn phòng gặp vấn đề về xương khớp - 4

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN