6 thực phẩm quen thuộc của người Việt nhưng người bị gout cần cảnh giác nếu không muốn bệnh nặng hơn

Sự kiện: Bệnh gout

Một chế độ ăn uống hợp lý góp phần lớn giúp người bị gút cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết người bệnh gút nên ăn gì là tốt nhất.

Bệnh gút (hay còn gọi là bệnh gout hoặc thống phong) là một loại bệnh viêm khớp thường gặp, do rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Bệnh gout xảy ra do tăng sản xuất acid uric nội sinh, giảm đào thải acid uric ở thận, hoặc do ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều purin như các loại thịt đỏ và hải sản.

Người bị gout được khuyến khích ăn tăng cường các loại rau xanh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lựa chọn đúng loại rau để bổ sung hàng ngày cũng rất quan trọng với người bệnh gout.

Để ngăn ngừa tình trạng gout tái phát, người bệnh cần tránh sử dụng những loại rau dưới đây:

Rau muống

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong rau muống chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất như photpho và canxi rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, rau muống cũng chứa hàm lượng chất xơ cao tốt cho tiêu hóa và giúp cơ thể bài trừ độc tố.

Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu thì rau muống không hề có ích cho bệnh nhân gout bởi nó sẽ làm cho các vết thương thêm đau, sưng và viêm trầm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh gout tốt nhất nên tránh sử dụng rau muống trong thời gian điều trị bệnh.

Rau giá đỗ

6 thực phẩm quen thuộc của người Việt nhưng người bị gout cần cảnh giác nếu không muốn bệnh nặng hơn - 2

Giá đỗ giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C rất tốt cho cơ thể. Giá có ích đối với bệnh nhân bị mỏi cơ, bệnh tim mạch, cholessterol trong máu cao. Tuy nhiên ác chuyên gia khuyên người bệnh gout không nên sử dụng giá đỗ. Vì loại rau này chứa nhân putine rất cao, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric và khiến các khớp xương đau nhức dữ dội.

Măng tây

6 thực phẩm quen thuộc của người Việt nhưng người bị gout cần cảnh giác nếu không muốn bệnh nặng hơn - 3

Măng tây có giá trị dinh dưỡng cao, ăn măng tây đúng cách có thể giúp cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch, tuy nhiên đối với bệnh nhân gút thì hàm lượng purin trong măng tây tương đối cao.

Cứ 100gr măng tây chứa khoảng 150 mg purin. Hàm lượng axit oxalic không hòa tan trong măng tây tươi tương đối cao, ăn thường xuyên sẽ làm tăng khả năng bị bệnh gút, vì vậy người bệnh gút nên tránh ăn nhiều măng tây.

Rau mồng tơi

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Rau mồng tơi có tính hàn, không độc có thể giúp thanh nhiệt, lợi tiểu. Tuy nhiên, rau mồng tơi lại không tốt cho bệnh nhân gout hoặc sỏi thận bởi trong rau mồng tơi có chứa axit oxalic và hàm lượng purine khá cao. Điều này sẽ làm cho nồng độ axit uric tăng và tích tụ trong cơ thể, nước tiểu gây ra bệnh gout hoặc sỏi thận.

Các loại nấm

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Các thành phần giống nấm, chẳng hạn như nấm đông cô, nấm hương... rất được nhiều người ưa chuộng, nhưng lượng purin chứa trong nấm đông cô cũng lớn. Cứ 100 gam nấm đông cô chứa khoảng 214,5 mg nhân purin, vì sức khỏe của chính mình tốt hơn hết bạn nên ăn càng ít nấm càng tốt.

Đậu Hà Lan

6 thực phẩm quen thuộc của người Việt nhưng người bị gout cần cảnh giác nếu không muốn bệnh nặng hơn - 6

Trong thành phần của đậu Hà Lan chứa nhiều axit folic, vitamin C, B có thể góp phần chuyển hóa protein trong cơ thể làm tăng lượng axit uric. Do đó, người bệnh gout nên tránh sử dụng đậu Hà Lan trong nữa ăn hàng ngày.

Nguồn: [Link nguồn]

Những thói quen cần thay đổi để tạm biệt bệnh Gout

Nguyên nhân chính của bệnh gout là từ chế độ ăn uống bất hợp lý và sinh hoạt không điều độ mà ra.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Bệnh gout Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN