6 thói quen ăn uống tốt cho phổi

Uống đủ nước, ăn nhiều trái cây, rau giàu chất chống oxy hóa, tiêu thụ ít thịt đỏ hỗ trợ tăng cường hô hấp, phòng ngừa các bệnh về phổi.

Các hóa chất, chất gây ô nhiễm và vi trùng có thể hại phổi, gây nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), ung thư phổi... Dưới đây là những thói quen ăn uống lành mạnh.

Tăng cường rau củ, trái cây

Tăng khẩu phần rau củ, trái cây trong thói quen ăn uống hàng ngày giúp phổi khỏe, tốt cho người bệnh phổi, nhất là hen suyễn và COPD. Chúng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, còn hỗ trợ bảo vệ cơ thể chống lại nhiều bệnh.

Để nhận được nhiều chất chống oxy hóa, hãy chọn các loại có màu sắc rực rỡ, như việt quất, mâm xôi, táo, mận, cam, quýt, rau lá xanh, ớt chuông...

Táo chứa nhiều axit phenolic và flavonoid, có tác dụng giảm viêm trong đường dẫn khí gây thở khò khè. Ảnh: Bảo Bảo

Táo chứa nhiều axit phenolic và flavonoid, có tác dụng giảm viêm trong đường dẫn khí gây thở khò khè. Ảnh: Bảo Bảo

Hạn chế ăn thịt

Ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, các loại thịt hun khói, đã qua xử lý khác, có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh ung thư. Quá trình chế biến thịt ở nhiệt độ cao tiềm ẩn lượng chất béo bão hòa và hợp chất khiến khối u phát triển.

Hạn chế ăn ít thịt, nhất là thịt đỏ. Thịt gia cầm như thịt gà, gà tây cung cấp vitamin A dồi dào. Thiếu vitamin A có thể gây nhiễm khuẩn ở phổi. Tăng lượng vitamin này góp phần tiêu diệt các vi sinh vật có hại ở niêm mạc phổi.

Ăn cá béo

Cá béo như cá hồi, cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi... chứa axit béo omega-3. Đặc tính chống viêm của omega-3 còn hỗ trợ tăng sức bền trong tập thể dục, cải thiện chức năng phổi tốt hơn.

Ăn các loại đậu

Bổ sung các loại đậu như đậu hải quân, đậu đen, đậu lăng, đậu thận vào mỗi bữa ăn tốt cho sức khỏe. Chúng giàu protein và nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết khác giúp duy trì chức năng phổi.

Ưu tiên thực phẩm hữu cơ

Chế độ ăn uống có thể bảo vệ và chữa lành phổi thông qua các vitamin, khoáng chất. Một số chất bảo quản và chất phụ gia khác nhau trong một số thực phẩm có khả năng gây khó thở, tăng độ nhạy cảm của phổi. Tình trạng này kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc hen suyễn, ung thư phổi và COPD.

Các chất phụ gia bao gồm sulfite, aspartame, paraben, tartrazine, nitrat và nitrit, hydroxytoluene butylat hóa (BHT) và benzoat. Kiểm tra nhãn thực phẩm đóng gói sẵn để tránh những chất này càng nhiều càng tốt.

Uống đủ nước

Uống đủ nước, khoảng hai lít nước mỗi ngày, làm loãng chất nhầy, giảm tắc nghẽn, khó thở và cho phép lưu thông máu dễ dàng. Ngoài nước lọc, uống trà thảo mộc và nước trái cây cũng có lợi. Bất kỳ chất lỏng nào không chứa caffein đều bổ sung chất lỏng hàng ngày cho cơ thể.

Ăn trái cây và rau củ có hàm lượng nước cao, như dưa hấu, cà chua, dưa chuột cũng đem lại tác dụng tương tự.

SKĐS - Thận là cơ quan sản xuất ra các hormone cần thiết cho một sức khỏe tốt, cân bằng chất điện giải và lọc các chất thải ra khỏi máu... Bệnh thận mạn tính có thể là kết quả của việc lựa chọn chế độ ăn uống và lối sống kém...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Bảo (Theo Wikihow) ([Tên nguồn])
Thực phẩm tốt cho sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN