6 thói quen ăn uống phá nát dạ dày, thay đổi gấp trước khi quá muộn
Những thói quen ăn uống này cực kỳ gây hại cho dạ dày nói riêng và sức khỏe đường tiêu hóa nói chung.
Sức khỏe của đường tiêu hóa rất quan trọng, bởi ruột được ví như “bộ não thứ 2”, là nơi chịu trách nhiệm phân hủy và hấp thu các chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho cơ thể cần. Vì thế, khi đường tiêu hóa xuất hiện các vấn đề, nó sẽ dẫn tới hàng loạt các triệu chứng khó chịu và biến chứng xảy ra.
Dưới đây là những thói quen phổ biến có thể gây hại cho sức khỏe đường tiêu hóa, bạn cần tránh.
1. Uống thuốc kháng sinh bừa bãi
Thuốc kháng sinh rất cần thiết để điều trị bệnh nhưng việc lạm dụng bừa bãi hoặc dùng quá liều rất gây hại cho cơ thể. Nhiều loại thuốc gây ra tác dụng phụ cho đường tiêu hóa, có thể làm trầm trọng tình trạng viêm loét dạ dày, ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa.
Mặc dù vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân phổ biến nhất gây loét dạ dày, nhưng lạm dụng thuốc kháng sinh cũng gây ra tình trạng này.
2. Ăn uống thất thường
Hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn khi bạn ăn đúng bữa. Nhiều người có chế độ ăn uống không điều độ, bỏ bữa sáng, thích ăn vặt vào đêm khuya, ăn quá no hoặc nhịn đói quá lâu… Tất cả những cách ăn uống này sẽ làm tăng axit trong dạ dày và ảnh hưởng đến chức năng đường tiêu hóa.
Bữa sáng rất quan trọng đối với đường tiêu hóa, giúp ngăn ngừa việc tiết quá nhiều axit trong dạ dày. Ăn đồ ăn vặt vào đêm khuya rất có hại cho cơ thể, ăn trước khi đi ngủ sẽ khiến dạ dày không được nghỉ ngơi và liên tục làm việc để tiêu hóa thức ăn.
3. Ăn quá nhiều
Ăn quá nhiều rất có hại và có thể ảnh hưởng đến chức năng đường tiêu hóa. Nếu bạn ăn quá nhiều thức ăn một lúc có thể khiến thành dạ dày như muốn “nổ tung”, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết axit trong dạ dày, gây ra tình trạng đầy hơi.
Vì vậy, bạn phải chú ý đến lượng thức ăn nạp vào cơ thể để giữ cho dạ dày luôn khỏe mạnh.
4. Ăn quá ít chất xơ
Thường xuyên ăn thực phẩm giàu chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa. Cơ thể con người cần một lượng chất xơ nhất định mỗi ngày để đường tiêu hóa hoạt động trơn tru.
Chất xơ giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy thức ăn, điều hòa nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Chế độ ăn quá ít chất xơ có thể rất có hại cho hệ tiêu hóa. Nếu muốn tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn, bạn có thể ăn thêm khoai lang, các loại hạt và cải bó xôi.
5. Ăn quá nhanh
Một số người có thói quen ăn uống quá nhanh, điều này sẽ gây ra nhiều rắc rối cho hệ tiêu hóa.
Khi một người ăn nhanh, họ không thể nhai thức ăn kỹ, điều này gây áp lực lên dạ dày, dẫn tới đầy hơi, chướng bụng. Việc nhai chậm sẽ giảm áp lực cho dạ dày, ruột, khiến hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
6. Uống rượu quá mức
Rượu rất có hại cho cơ thể và có thể gây rối loạn chức năng đường ruột. Rượu ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, ảnh hưởng xấu đến các lợi khuẩn trong đường ruột.
Rượu bia còn khiến các vết loét dạ dày trầm trọng hơn, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Làm thế nào để cải thiện sức khỏe đường ruột?
Đường ruột rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa, để bảo vệ nó bạn nên bổ sung men vi sinh. Probiotics có thể giúp duy trì sức khỏe đường ruột bằng cách tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột, tăng cường chức năng miễn dịch và khả năng chống nhiễm trùng. Bạn có thể thêm sữa chua vào thực đơn mỗi ngày của mình.
Việc uống đầy đủ nước có thể loại bỏ các chất độc trong đường ruột và ngăn ngừa các bệnh về đường ruột.
Bên cạnh đó, việc khám và nội soi dạ dày rất quan trọng đối với sức khỏe của hệ tiêu hóa, có thể phát hiện sớm những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
Bạn có muốn biết ruột của mình liệu có khỏe mạnh và bao nhiêu tuổi không?
Nguồn: [Link nguồn]