6 thói quen ăn uống hầu như ai cũng mắc, cần thay đổi ngay từ khi còn trẻ để tránh xa ung thư dạ dày

Những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư dạ dày ngày càng tăng cao, nguyên nhân phần nhiều nằm ở thói quen ăn uống xấu.

Thói quen ăn uống không lành mạnh kèm một số nguyên nhân khác có thể gây ra các tổn thương cho niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày. Các chuyên gia khuyến cáo, sau khi bị viêm dạ dày, người bệnh cần kịp thời điều trị, đồng thời cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hàng ngày để phòng ngừa viêm loét dạ dày biến thành ung thư dạ dày.

6 thói quen cần điều chỉnh ngay hôm nay để phòng ung thư dạ dày

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 Ăn quá nhanh

Khi bạn ăn quá nhanh, thức ăn chưa được nhai kỹ và nghiền nát sẽ khiến cơ thể hấp thụ một lượng lớn thức ăn trong thời gian ngắn, gây ra tình trạng thức ăn tích tụ quá nhiều trong dạ dày. Hậu quả là gây áp lực lên thành dạ dày, khiến thành dạ dày phải co bóp liên tục để tiêu hóa một lượng lớn thức ăn, làm giảm chức năng của dạ dày.

Ngoài ra, việc ăn quá nhanh cũng có hại cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, lâu dần có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.

Ăn tối quá muộn

Nếu ăn tối quá muộn cơ thể cũng sẽ không kịp tiêu hóa hết lượng thức ăn. Điều này gây áp lực lên thành dạ dày và thành ruột, gây tổn thương niêm mạc dạ dày nghiêm trọng. Ngoài ra, ăn tối muộn cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, về lâu về dài còn rất dễ gây ra tình trạng viêm thực quản hoặc viêm dạ dày trào ngược.

Đối với những người đã có tiền sử mắc các bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày, ăn tối quá muộn hoặc ăn những món ăn khó tiêu, ăn đêm,... sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Ăn thực phẩm tồn dư chất bảo quản

Vì lợi nhuận, nhiều hộ chăn nuôi, các đơn vị sản xuất kinh doanh vẫn bất chấp tất cả, kể cả tính mạng của người tiêu dùng mà đưa ra thị trường những "thực phẩm bẩn", kém chất lượng và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây đang là nỗi lo sợ của người tiêu dùng. Một số chất hóa học được dùng trong chăn nuôi hoặc để tẩy trắng thực phẩm, bảo quản thực phẩm có thể làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày, nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày.

Ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ nướng

Đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn đã trở thành những thực phẩm không thể thiếu vì sự tiện lợi, giá cả vừa phải và mùi vị hấp dẫn. Tuy nhiên, những thức ăn này có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Bên cạnh đó, đồ nướng cũng liên quan tới các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Nướng thịt ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra ở các hợp chất gây ung thư mà điển hình là heterocyclic amines (HCAs) và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs). Các chất này có liên quan tới ung thư ruột già, dạ dày, gan, vú, da, phổi, tuyến tiền liệt...

Dùng chung bát đũa

Người Việt có thói quen chỉ chấm chung một bát nước chấm, uống chung 1 cốc nước hoặc dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác để bày tỏ sự thân thiện và hiếu khách. Tuy nhiên, đây cũng chính là con đường lây nhiễm HP - vi khuẩn có thể gây gây viêm loét niêm mạc dạ dày dẫn tới ung thư.

Ngoài ra, ăn đồ quá nóng, ăn thức ăn quá nguội lạnh hay quá cay, ăn uống không điều độ cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Uống nhiều bia rượu và đồ uống có gas

Chỉ cần uống trên 3 ly bia, rượu mỗi ngày tương đương hơn 45g đồ uống có cồn mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Ngoài ra, nhiều người cũng rất thích uống nước ngọt có gas. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều, mạch máu ở đường ruột, dạ dày bị co lại, làm giảm lưu lượng máu nuôi dạ dày đường ruột, ảnh hưởng tới các chức năng tiêu hoá, thậm chí gây co thắt dạ dày, viêm dạ dày hay ung thư dạ dày.

Những thói quen cần thay đổi để tạm biệt bệnh Gout

Nguyên nhân chính của bệnh gout là từ chế độ ăn uống bất hợp lý và sinh hoạt không điều độ mà ra.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN