6 tác hại khi ăn nhiều nghệ

Từ lâu củ nghệ đã được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều nghệ lại gây bất lợi...

1. Tác dụng của củ nghệ

Củ nghệ được sử dụng như một loại gia vị, thêm hương vị và màu sắc cho thực phẩm. Nhưng điều quan trọng hơn là củ nghệ chứa hoạt chất chính là cucurmin có nhiều lợi ích cho sức khỏe:

Giảm viêm

Viêm mạn tính có liên quan đến nhiều bệnh. Các nghiên cứu cho thấy chất bổ sung curcumin có thể làm giảm mức độ của các dấu hiệu viêm và giúp điều trị hoặc giảm các triệu chứng của tình trạng viêm như viêm ruột, viêm khớp, bệnh vẩy nến, trầm cảm và xơ vữa động mạch...

Cải thiện tình trạng chống oxy hóa

Curcumin và các curcuminoid khác là những chất chống oxy hóa mạnh có thể cải thiện tình trạng chống oxy hóa, chống lại tổn thương tế bào khỏi các gốc tự do, có liên quan đến các tình trạng sức khỏe như tiểu đường, bệnh tim và ung thư.

Cải thiện chức năng mạch máu

Các nghiên cứu cho thấy rằng chất bổ sung curcumin có thể thúc đẩy sự giãn nở (mở rộng) của các mạch máu, tăng lưu lượng máu và giảm huyết áp.

Đặc tính chống ung thư

Nghiên cứu hiện tại đang tìm hiểu tiềm năng của curcumin như một phương pháp điều trị nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư vú, tuyến tiền liệt, tuyến tụy, đại trực tràng và ung thư phổi...

Ngoài ra, curcumin còn có tác dụng giảm nguy cơ đau tim và hỗ trợ sức khỏe thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng và chứng sa sút trí tuệ.

2. Điều gì xảy ra khi dùng quá nhiều nghệ?

Theo TS. Rupali Dutta, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Ấn Độ, mặc dù tiêu thụ nghệ ở dạng tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe, nhưng nếu dùng quá nhiều có thể gây đau bụng, buồn nôn và chóng mặt. Đặc biệt, nếu bạn uống viên nang nghệ hoặc thực phẩm chức năng với lượng cao lại có thể gây nhiều bất lợi. Đó là:

2.1 Các vấn đề về tiêu hóa

Mọi người có thể gặp các vấn đề tiêu hóa nhẹ như chướng bụng, trào ngược axit, đầy hơi và tiêu chảy với liều hàng ngày vượt quá 1.000 mg. Ở liều 450 mg hoặc cao hơn có thể gây đau đầu và buồn nôn ở một số ít người.

2.2 Phát ban da

Tình trạng phát ban trên da sau khi dùng liều 8.000 mg curcumin hoặc hơn, nhưng điều này dường như rất hiếm.

2.3 Nguy cơ hình thành sỏi thận

Củ nghệ chứa khoảng 2% oxalat. Ở liều lượng cao những oxalat này liên kết với canxi để tạo thành canxi oxalat không hòa tan là nguyên nhân chính gây ra sỏi.

2.4 Có thể gây ra phản ứng dị ứng

Bạn có thể bị dị ứng với một số hợp chất có trong nghệ với biểu hiện phát ban, khó thở. Các phản ứng dị ứng có thể xảy ra khi uống và tiếp xúc với da.

2.5 Nguy cơ thiếu sắt

Tiêu thụ nghệ quá mức có thể ức chế sự hấp thụ sắt. Vì vậy, những người bị thiếu sắt cần lưu ý không nên bổ sung quá nhiều nghệ trong bữa ăn hàng ngày, vì nó có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

2.6 Tương tác thuốc

Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy curcumin có thể ảnh hưởng đến hiệu quả một số loại thuốc nhất định. Chẳng hạn làm tăng tác dụng chống trầm cảm của fluoxetine nhưng lại ức chế hoạt động chống ung thư của các loại thuốc được sử dụng cho hóa trị.

Bên cạnh đó, tác dụng chống đông máu của curcumin có thể dẫn đến chảy máu quá nhiều nếu dùng cùng với thuốc chống đông máu hoặc thuốc làm loãng máu như aspirin, clopidogrel hoặc warfarin...

Ngoài ra, curcumin cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu nên có thể tăng cường tác dụng của các loại thuốc chống tiểu đường hoặc insulin và có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, ức chế hiệu quả của thuốc kháng axit...

3. Dùng bao nhiêu nghệ thì được cho là quá nhiều?

Không có khuyến nghị chính thức nào về việc sử dụng nghệ và mức dung nạp tối đa cũng chưa được xác định. Tuy nhiên, theo nguyên tắc chung, bạn không nên dùng quá liều lượng khuyến nghị trên nhãn phụ. Mặt khác, có một số hướng dẫn chính thức về việc sử dụng curcumin.

Ủy ban chuyên gia về Phụ gia thực phẩm của FAO và WHO đặt lượng nghệ khuyên dùng là 3 mg/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Ví dụ, người nặng 81 kg có thể dùng nghệ ở ngưỡng an toàn là 239 mg mỗi ngày.

Cách làm trà gừng tỏi nghệ tăng cường miễn dịch

Tăng cường miễn dịch là rất quan trọng để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh, nhất là trong đại dịch COVID-19.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Mỹ Giang (Theo food, healthline) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN