6 nhóm thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ ung thư cao, người Việt nên hạn chế để bớt nguy cơ bệnh tật
Bằng việc thay đổi những thói quen ăn uống hàng ngày, bạn không chỉ cải thiện sức khỏe của mình mà còn có thể phòng ngừa khả năng mắc phải ung thư.
Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, hầu hết các bệnh ung thư đều có thể được ngăn chặn từ sớm. Hiện nay, các nhà khoa học ước tính rằng có 60–70% các bệnh ung thư đều có thể ngăn ngừa được bằng những thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống và lối sống.
Như vậy, bằng việc thay đổi những thói quen ăn uống hàng ngày, bạn không chỉ cải thiện sức khỏe của mình mà còn có thể phòng ngừa khả năng mắc phải ung thư.
Dưới đây là 6 nhóm thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ ung thư cao cần tránh
Trái cây nhiễm hóa chất
Ảnh minh họa
Các loại trái cây phi hữu cơ thường bị nhiễm một số loại thuốc trừ sâu nguy hiểm như atrazine, thiodicarb hoặc phân bón có hàm lượng nitrogen cao. Thuốc trừ sâu là những chất hóa học độc hại đối với côn trùng cũng như con người.
Theo thông kê, táo có lẽ là loại trái cây chứa thuốc trừ sâu nguy hiểm nhất khi người ta phát hiện chất độc hại này trong hơn 98% số táo được kiểm tra. Tiếp sau đó là cam, dâu tây và nho với khoảng 90%. Trên thực tế, chúng ta không thể loại bỏ 100% dư lượng hóa chất trong những loại trái cây này sau khi rửa chúng.
Các loại thịt đỏ
Ảnh minh họa
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại thịt đỏ vào nhóm 2A, nhóm 'có thể gây ung thư' cho con người. Thịt đỏ bao gồm thịt bò, lợn, cừu, bê và dê. Các chuyên gia đã tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ một lượng lớn thịt đỏ với ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy và tuyến tiền liệt.
Vì nguy cơ này, Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới Quốc tế khuyến nghị chỉ nên tiêu thụ thịt đỏ ở mức ba phần mỗi tuần, với tổng trọng lượng đã nấu chín là 0,35 đến 0,5 kg.
Thực phẩm chế biến sẵn
Ảnh minh họa
Các thực phẩm đã qua chế biến bao gồm bánh quy, khoai tây chiên, bữa ăn đông lạnh, ngũ cốc có đường, nước uống có ga, bơ thực vật và kem phô mai, kẹo và chocolate, đồ ăn nhanh như pizza, hamburger, gà rán. Thông thường, nhà sản xuất cho thêm các hóa chất như hương liệu, màu, chất nhũ hóa và các chất phụ gia khác để làm cho chúng ngon hơn, để được lâu hơn.
Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa hàm lượng muối, đường, chất béo cao và các hóa chất gây ung thư. Chúng cũng thường ít chất xơ, vitamin và khoáng chất. Chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến có thể dẫn đến béo phì, một yếu tố nguy cơ gây ung thư.
Đồ uống chứa cồn
Ảnh minh họa
Năm 2007, các chuyên gia nghiên cứu về ung thư của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xem xét những bằng chứng khoa học về mối liên quan giữa ung thư và rượu, bia từ 27 nghiên cứu khác nhau. Họ tìm thấy những bằng chứng đầy đủ chỉ ra rằng, việc sử dụng quá nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính gây các căn bệnh ung thư vú, miệng, thực quản, gan, ruột và trực tràng.
Đường tinh chế
Ảnh minh họa
Đường tinh chế không chỉ được biết đến là thực phẩm làm gia tăng lượng insulin mà còn là "đồ ăn" ưa thích của các tế bào ung thư, kích thích sự tăng trưởng của chúng.
Tỉ lệ ung thư ngày càng gia tăng là do các loại thực phẩm mà chúng ta vẫn hay ăn hàng ngày như bánh ngọt, bánh quy, nước ngọt, ngũ cốc hay những thực phẩm đã qua chế biến,... đều có chứa đường tinh chế.
Bắp rang bơ để trong lò vi sóng
Ảnh minh họa
Theo một kiểm chứng mới nhất được thí nghiệm trên động vật, túi đựng bỏng ngô khi đốt nóng sẽ sinh ra loại chất hóa học có tên gọi axit perfulorooctanoic. Chất hóa học này có khả năng gây ung thư. Ngoài ra, trong bắp rang bơ còn có một chất hóa học là diacetyl. Chất này có thể gây ra các bệnh về phổi.
Nguồn: [Link nguồn]
Một nghiên cứu lớn của Trung Quốc và Mỹ, phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nghiên cứu Ung thư thế giới, cho thấy giới hạn số muỗng đường bổ sung hàng...