6 nhóm thực phẩm "đại kỵ" với người bị sốt, muốn nhanh khỏi cần tránh xa
Khi bị sốt, bạn có thể chườm khăn lạnh để giảm nhiệt, nhưng uống nước lạnh thì được khuyến cáo không nên vì sẽ càng làm bạn bị sốt cao hơn.
Nhiều người nghĩ nhiệt độ bình thường là 37 độ C. Nhưng thực tế, không phải lúc nào cơ thể cũng duy trì ở mức nhiệt đó, cơ thể thường điều hòa nhiệt độ trong khoảng 36,5 đến 37 độ C.
Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao kèm những biểu hiện như rét run, gai lạnh, cảm giác mệt mỏi, khát nước, da đỏ, nặng hơn có thể rối loạn ý thức hay co giật… rất có thể là dấu hiệu của sốt.
Theo các chuyên gia, ở người trưởng thành, sốt được chia thành ba cấp độ khác nhau, bao gồm: Sốt nhẹ: nhiệt độ dao động trong khoảng 37 – 38°C; Sốt mức độ trung bình: thân nhiệt tầm 39°C; Sốt cao: nhiệt độ cơ thể lên đến 39 – 40°C.
Ảnh minh họa
Khi cơ thể sốt vượt mức nhiệt độ trung bình chúng ta cần bình tĩnh để xử lý một cách đúng, tránh tâm lý hoảng loạn, mất bình tĩnh. Tốt nhất, bạn tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể điều trị phù hợp.
Ngoài ra, khi bị sốt, sức đề kháng giảm, năng lượng hao tổn khá nhiều. Việc bổ sung dinh dưỡng kịp thời và đầy đủ cho cơ thể là rất cần thiết.
Tuy nhiên, cần lưu ý tránh những thực phẩm dưới đây:
Không ăn trứng
Ảnh minh họa
Bình thường trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, người ta lại khuyên rằng không nên ăn trứng khi bị ốm. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.
Không uống trà đặc
Ảnh minh họa
Chất ta-nanh trong trà sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.
Không ăn uống đồ lạnh
Ảnh minh họa
Khi bị sốt, bạn có thể chườm khăn lạnh để giảm nhiệt, nhưng uống nước lạnh thì không nên bởi nó sẽ không làm giảm nhiệt độ cơ thể mà càng làm sốt cao hơn. Nếu sốt do các bệnh truyền nhiễm như bệnh kiết lỵ, chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống các thức uống quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe.
Không uống mật ong
Ảnh minh họa
Mật ong là một loại thuốc bổ có thể nuôi dưỡng lá lách và thận. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi bị sốt, không chỉ làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể mà còn có thể dễ dàng mắc thêm các bệnh khác.
Hạn chế đồ ăn cay, khó tiêu
Ảnh minh họa
Khi sốt, bộ máy tiêu hóa không khỏe như bình thường, nên ăn cay là điều nên tránh. Ngoài ra các loại thực phẩm có chứa cholesterol cao như thịt màu đỏ, tôm, cua, sò, hến... cũng nên hạn chế ăn nhiều
Kiêng bia rượu
Ảnh minh họa
Nếu bạn đang bị ốm sốt mà vẫn nạp vào cơ thể rượu bia thì sẽ khiến cơ thể thêm mệt mỏi và lâu khỏi bệnh hơn vì chúng là thủ phạm khiến bạn khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon. Khi bị ốm, cơ thể rất cần nghỉ ngơi, nếu uống rượu bia trong thời gian này sẽ khiến cho hệ miễn dịch hoạt động kém đi vì cơ thể mệt mỏi.
Nguồn: [Link nguồn]
Các chuyên gia khuyến cáo, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra triệu chứng sốt cho trẻ. Nếu bố mẹ không rõ nguyên nhân, không theo dõi nhiệt độ cho trẻ bằng nhiệt kế mà...