6 dấu hiệu đau bụng bất thường cảnh báo nguy cơ ung thư bị nhiều người bỏ qua
Khi có triệu chứng đau bụng kết hợp với chảy máu bất thường ở một cơ quan trong ổ bụng như đường tiêu hóa, đường tiết niệu, đường sinh dục là những dấu hiệu cảnh báo cao.
Đau bụng là triệu chứng bệnh lý khá phổ biến mà nhiều người mắc phải, có thể xuất phát từ sự bất thường của các cơ quan trong ổ bụng, hoặc các cơ quan nằm bên cạnh bụng, chẳng hạn như ngực, xương chậu hoặc lưng. Đau bụng có thể do các cơ quan bị viêm, căng giãn, hoặc do mất máu cung cấp cho các cơ quan.
Hầu hết các nguyên nhân gây đau bụng thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cơn đau bụng kèm theo chảy máu bất thường ở một cơ quan trong ổ bụng như đường tiêu hóa, đường tiết niệu, đường sinh dục... là những dấu hiệu cảnh báo cao nguy hiểm, thậm chí ung thư.
Ảnh minh họa
4 vị trí đau bụng, có thể liên quan đến bệnh lý
Đau bụng hạ sườn trái
Cơn đau ở vị trí vùng bụng bên trái, thường liên quan đến lách, tuyến tụy và thận trái. Vị trí này bị đau liên quan đến các bệnh lý đi kèm như: lách to, viêm thận bể thận, sỏi thận, sỏi tiết niệu, nhiễm trùng đại tràng xuống, nhiễm trùng đường ruột…
Đau bụng hạ sườn phải
Bụng đau bên phải liên quan đến các cơ quan gan, túi mật, ống dẫn mật, đại tràng lên, thận phải. Những bệnh lý liên quan như viêm gan, sỏi mật, viêm túi mật, ung thư túi mật, ung thư gan, ung thư ống mật, sỏi và hẹp đường mật. Hoặc cũng có thể một vấn đề liên quan đến đại tràng lên, thận phải như: sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm thận bể thận…
Đau bụng trên rốn
Đau vùng bụng trên rốn liên quan đến các cơ quan dạ dày, gan trái, tim, đại tràng ngang, tụy. Nếu cơn đau đến từng cơn quằn quại, dữ dội có thể do ngộ độc thực phẩm, viêm loét dạ dày, viêm tụy cấp. Cơn đau này thường đi kèm với tình trạng xanh xao, mệt mỏi, nôn mửa nhiều.
Đau bụng dưới rốn
Vị trí dưới rốn chủ yếu là ruột non, đại tràng. Đau bụng dưới rất có thể liên đến các bệnh về tiêu hóa, niệu quản, buồng trứng và tử cung. Các bệnh lý liên quan như: hội chứng ruột kích thích, viêm ruột (viêm loét đại tràng), tắc ruột, ung thư ruột non, phình động mạch chủ bụng, viêm phúc mạc. Nếu cơn đau xuất phát từ các cơ quan vùng chậu có thể do lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, bệnh viêm vùng chậu, có thai ngoài tử cung, ung thư tử cung.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi có các triệu chứng đau bụng kéo dài hơn một tuần không rõ nguyên nhân, người bệnh cần đến ngay bệnh viện thăm khám và làm các xét nghiệm, siêu âm, nội soi... chẩn đoán nếu bác sĩ nghi ngờ ung thư.
6 dấu hiệu đau bụng cảnh báo nguy cơ ung thư
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia y tế, phía sau lớp da và mỡ, phần bụng của chúng ta tập trung rất nhiều các cơ quan nội tạng quan trọng. Từ gan, túi mật, tuyến tụy, lá lách, thận, bàng quang, tử cung, buồng trứng, tuyến tiền liệt, dạ dày, ruột… Tất cả các bộ phận này đều có thể bị bệnh ung thư tấn công.
Trước khi hình thành khối u, tế bào ung thư sẽ “ngụy trang” cùng các tế bào khỏe mạnh khác để thoát khỏi sự theo dõi và đào thải của hệ thống miễn dịch. Chờ đến khi cơ thể suy yếu, hệ miễn dịch có lỗ hổng sẽ lập tức bùng phát và nhân lên nhanh chóng. Quá trình này thường mất nhiều thời gian và giai đoạn đầu ít khi có triệu chứng rõ ràng.
Nhưng điều đáng lo ngại là các triệu chứng ung thư của các cơ quan nằm trong ổ bụng rất dễ bị xem nhẹ hoặc bỏ qua. Bởi vì chúng rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh vặt hoặc rối loạn tiêu hóa.
Các nghiên cứu tại châu Âu đã chỉ ra 6 triệu chứng đau bụng có thể cảnh báo nhiều loại ung thư như sau:
- Có khối u bụng: Có thể nghi ngờ ung thư đại trực tràng, buồng trứng, thực quản, gan.
- Thay đổi thói quen đại tiện: Có thể nghi ngờ ung thư đại trực tràng, buồng trứng.
- Tiêu chảy hoặc táo bón: Có thể nghi ngờ ung thư đại trực tràng, tuyến tụy.
- Buồn nôn hoặc nôn: Có thể nghi ngờ ung thư tuyến tụy, thực quản, dạ dày
- Giảm cân: Có thể nghi ngờ ung thư đại trực tràng, thực quản, tụy, buồng trứng.
- Tiểu ra máu hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu: Có thể nghi ngờ ung thư bàng quang, thận.
Sau khoảng 1 tháng những cơn đau âm ỉ vùng mạn sườn xuất hiện kèm theo triệu chứng mệt mỏi, ăn kém, gầy sút cân nhưng bệnh nhân chủ quan nên bỏ qua không đi khám.
Nguồn: [Link nguồn]