6 bước phòng bệnh cao huyết áp hiệu quả dễ thực hiện

Sự kiện: Bệnh huyết áp

Cao huyết áp (hay còn gọi tăng huyết áp) là một bệnh mạn tính phổ biến. Bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau như: cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, xuất huyết não... Các biến chứng về mạch máu thậm chí có thể tử vong.

Nguyên nhân gây cao huyết áp

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh cao huyết áp trong đó có thể kể đến các yếu tố như:

- Tuổi cao,

- Hút thuốc lá,

- Uống nhiều rượu bia,

- Khẩu phần ăn không hợp lý (ăn mặn, ăn nhiều chất béo),

- Ít hoạt động thể lực,

- Béo phì,

- Căng thẳng trong cuộc sống,

- Rối loạn mỡ máu,

- Đái tháo đường,

- Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp…

Phần lớn những yếu tố nguy cơ này có thể kiểm soát được khi hiểu biết đúng và biết cách phòng tránh.

Cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên.

Cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên.

Thông qua chỉ số huyết áp được hạ bằng thuốc hạ áp chúng ta có thể nhận biết huyết áp được kiểm soát tốt hay không.

Chỉ số huyết áp của người bình thường là bao nhiêu?

Để kiểm tra chỉ số huyết áp có bình thường hay không, cần dựa trên chỉ số huyết áp bình thường. Ở người trường thành, chỉ số chuẩn này như sau: 

- Huyết áp tâm thu: dưới 120 mmHg; 

- Huyết áp tâm trương: dưới 80 mm Hg;

- Tăng huyết áp độ 1 khi chỉ số huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg, cấp độ 2 khi vượt mức 160/100 mmHg.

Tuy nhiên, với người thuộc các lứa tuổi khác, chỉ số huyết áp bình thường sẽ khác nhau do huyết áp theo độ tuổi thường tăng dần.

Điều trị huyết áp cao là điều trị suốt đời, do đó khi huyết áp đã trở về gần bình thường cũng không nên ngưng thuốc hạ áp mà phải điều trị tiếp tục vì huyết áp gia tăng trở lại khi ngưng thuốc. Cần tham vấn thường xuyên bác sĩ khi huyết áp quá cao hoặc quá thấp trong quá trình điều trị.

Điều trị thuốc hạ áp có thể phối hợp các nhóm thuốc khác nhau để tăng hiệu quả và giảm tác dụng phụ (do sử dụng liều thấp). Cần lưu ý đến tác dụng phụ của thuốc khi điều trị đặc biệt là tụt huyết áp ở người lớn tuổi. Ở người lớn tuổi, bác sĩ điều trị thường cho thuốc hạ áp với liều khởi đầu chỉ bằng nửa liều người trẻ vì người già dễ tụt huyết áp do thuốc hơn.

Ngoài việc điều trị huyết áp, cần lưu ý điều trị các yếu tố nguy cơ khác kèm theo như tiểu đường, tăng lipid máu...

Thực tế ghi nhận hầu hết các trường hợp cao huyết áp đều là không rõ nguyên nhân, do đó ngoài việc điều trị bằng thuốc hạ áp phải lưu ý đến điều trị các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, tăng lipid máu…và nên giảm ăn mặn, chế độ ăn kiêng hợp lý, tập thể dục đều đặn.

Cần lưu ý một số nguyên nhân tăng huyết áp mà việc điều trị can thiệp phẫu thuật có thể trị khỏi hoàn toàn như hẹp eo động mạch chủ, hẹp động mạch thận, u tủy thượng thận.

Cách phòng tránh bệnh cao huyết áp hiệu quả

Thực hiện lối sống lành mạnh, phù hợp là một biện pháp chính để phòng ngừa cao huyết áp cũng như góp phần điều trị bệnh cao huyết áp.

Dưới đây là những cách để phòng tránh bệnh cao huyết áp:

- Cần giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì: Tăng cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh. Nguy cơ này tăng dần ở phụ nữ cao tuổi, sau mãn kinh. Những người béo phì, bụng to (với vòng thắt lưng >85cm ở nữ và >98cm ở nam) cũng có nhiều khả năng bị cao huyết áp. Vì vậy cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

- Cần tuân thủ chế độ ăn nhiều trái cây, rau, các thực phẩm ít chất béo, giảm ăn các loại mỡ bão hòa và mỡ toàn phần. Nên ăn 3 bữa một ngày, ăn nhiều rau xanh và trái cây vì chất xơ trong rau quả và những loại ngũ cốc thô như: gạo lức, các loại đậu có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp. Không dùng nhiều mỡ và chất ngọt, ăn các thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan như: đậu xanh quả, các loại đậu hạt, măng…

Hàng ngày nên ăn khoảng 55-85g các chế phẩm từ sữa như phomát, sữa chua… Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như: hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân.

- Ăn nhiều cá, hải sản, giảm các loại thịt đỏ như: thịt heo, thịt bò, các loại sữa và trứng.

Chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây tốt cho người bệnh cao huyết áp.

Chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây tốt cho người bệnh cao huyết áp.

- Chế độ ăn giảm muối, giàu kali và canxi: Càng ăn ít muối, huyết áp càng thấp. Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15g/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên, vì vậy chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ.

Ngoài việc giảm lượng muối trong khi nấu nướng, nên hạn chế dùng thêm muối hoặc nước chấm ở bàn ăn, không dùng các loại thức ăn nhanh, những món ăn công nghiệp vì các loại thức ăn này có lượng muối khá cao. Hạn chế dùng các loại nước ngọt có ga, các loại bia vì có hàm lượng natri còn cao hơn so với nhiều loại thực phẩm công nghiệp khác. Bột nở, bột nổi, các loại bột làm sủi bọt cũng thuộc nhóm muối gốc natri vì vậy không nên dùng nhiều.

- Tăng cường hoạt động thể lực: Tăng hoạt động thể lực làm giảm bớt béo phì, cần tập thể dục đều đặn ở mức vừa phải như đi bộ nhanh hoặc bơi lội trong vòng 30-45 phút, 3-4 lần/tuần.

- Bỏ những thói quen xấu: Không hút thuốc là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh cao huyết áp và các bệnh tim mạch. Hạn chế uống rượu vì nếu dùng thường xuyên, uống nhiều dễ làm tăng huyết áp. Không thức khuya, làm việc quá căng thẳng, ngủ ít nhất 7 giờ/ngày và ngủ đúng giờ.

Người bệnh cao huyết áp có thể không cần tập luyện phức tạp, chỉ cần đứng dậy và di chuyển khoảng 30 phút mỗi ngày đã giảm huyết áp gần 3,5 mmHg.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BSCKII Nguyễn Thanh Tùng ([Tên nguồn])
Bệnh huyết áp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN