6 bộ phận trên cơ thể quá sạch sẽ dễ sinh bệnh

Việc lạm dụng chất tẩy rửa hay sạch sẽ quá mức đều không tốt cho cơ thể như nhiều người nghĩ.

Vệ sinh sạch sẽ cơ thể là điều tốt, thậm chí nhiều người còn mắc chứng nghiện sạch sẽ. Thế nhưng, đôi khi sạch sẽ quá mức sẽ gây phản tác dụng. Nếu 6 bộ phận này trên cơ thể quá sạch, nó có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh, thậm chí khiến bệnh cũ tái phát.

1. Tai

Thường xuyên ngoáy tai dễ gây viêm nhiễm.

Ráy tai không phải là “thứ bẩn thỉu”, nó có thể giữ cho ống thính giác trong môi trường axit và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài.

6 bộ phận trên cơ thể quá sạch sẽ dễ sinh bệnh - 1

Nếu ráy tai được lấy ra thường xuyên, đồng nghĩa với việc lấy đi một lớp bảo vệ, vi khuẩn dễ xâm nhập vào ống tai, từ đó gây viêm nhiễm, gây đau và chảy mủ.

Ngoài ra, ống thính có một chức năng tự làm sạch nhất định. Khi chúng ta nói chuyện, ngáp… ráy tai sẽ tự đào thải ra ngoài theo chuyển động của phần hàm, do lông trên da điều khiển.

2. Mũi

Làm sạch khoang mũi thường xuyên có thể phá hủy niêm mạc mũi.

Ngoài việc làm biến dạng mũi, ngoáy mũi thường xuyên còn có thể làm tổn thương các mao mạch trong niêm mạc mũi.

Khoang mũi có khả năng tự làm sạch, không nên vệ sinh quá thường xuyên, mạnh tay, đặc biệt tránh dùng móng tay móc mạnh, nếu không sẽ làm tổn thương niêm mạc, dễ gây viêm và nhiễm vi khuẩn. Khi chất lượng không khí kém hoặc bị viêm mũi, nghẹt mũi, bạn có thể dùng nước rửa mũi để làm sạch.

3. Rốn

Thường xuyên ngoáy rốn gây đau bụng.

Rốn là một ổ vi khuẩn, trong đó có khoảng 1.400 loại vi khuẩn, nhưng hầu hết những vi khuẩn này không gây bệnh, những chất bẩn trông có vẻ bẩn thỉu này có thể duy trì nhiệt độ ở rốn bình thường.

6 bộ phận trên cơ thể quá sạch sẽ dễ sinh bệnh - 2

Nếu rốn quá sạch và thoát nhiệt nhanh, chức năng tiêu hóa có thể bị suy giảm. Nếu lực móc hay cọ xát rốn quá mạnh sẽ dễ làm tổn thương vùng da mỏng manh ở đây, dễ gây viêm nhiễm. Khi tình trạng xấu đi có thể sinh mủ và vi khuẩn xâm nhập vào các mạch máu quan trọng trong khoang bụng.

4. Mặt

Rửa mặt quá sạch sẽ khiến một số vấn đề về da xuất hiện.

Nhiều người nghĩ rửa mặt thật sạch thường xuyên sẽ tốt cho da, nhưng điều này sẽ khiến các lớp sừng trên da mặt khó tái tạo và làm mất đi lớp chất nhờn cần thiết của da.

6 bộ phận trên cơ thể quá sạch sẽ dễ sinh bệnh - 3

Gợi ý

- Cố gắng chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ, rửa mặt 1 - 2 lần mỗi ngày và nên tẩy tế bào chết định kỳ.

- Rửa mặt bằng nước ấm rất tốt cho da.

- Không được tùy ý sử dụng miếng xà phòng trên mặt, sử dụng đúng loại sữa rửa mặt phù hợp cho da mình.

5. Âm đạo

Sử dụng dung dịch vệ sinh tùy tiện gây hại cho vùng kín, dễ mắc bệnh phụ khoa.

Vùng kín của phụ nữ cần sử dụng dung dịch riêng biệt, thông thường chỉ cần vệ sinh bằng nước sạch là được. Nếu sử dụng các loại nước rửa vệ sinh quá nhiều, nó sẽ khiến hệ vi khuẩn trong âm đạo bị mất cân bằng và dễ gây viêm nhiễm.

6. Răng

Đánh răng sai cách, làm hỏng men răng.

Thông thường, đánh răng chỉ nên khoảng 2 phút, không phải cứ càng lâu là răng càng sạch. Theo các nghiên cứu liên quan, đánh răng quá 3 phút sẽ khiến men răng bị tổn thương nếu dùng lực quá mạnh.

Trên thực tế trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều lợi khuẩn mà con người tiếp xúc như và lactobacilli. Nếu bạn theo đuổi sự sạch sẽ một cách mù quáng, bạn sẽ giết chết vi khuẩn có lợi, đồng thời loại bỏ vi khuẩn có hại, điều này sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

Ngày nào cũng tắm nhưng dễ 90% mọi người vệ sinh sai cách 7 bộ phận này

Có khoảng 2.368 loài vi khuẩn chỉ sống ở rốn, nhưng việc vệ sinh vị trí này thường bị bỏ qua hoặc làm không đúng cách...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN