5 thực phẩm là "khắc tinh" của bệnh gút, chớ ăn kẻo mang họa vào thân
Nguyên nhân chính của bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa purin hoặc giảm đào thải axit uric làm tăng axit uric trong cơ thể. Thận cũng là cơ quan chuyển hóa chính nên axit uric cao có thể ảnh hưởng đến các chức năng của thận.
Thực phẩm chứa nhiều purin sẽ làm tăng hàm lượng axit uric. Đối với bệnh nhân gút, muốn kiểm soát được tình trạng bệnh thì phải tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều purin. Dưới đây là 6 loại thực phẩm mà bệnh nhân gút tốt nhất nên tránh xa.
1. Bia rượu
Bia rượu sẽ tạo ra nhiều purin trong quá trình lên men. Uống bia thường xuyên có thể gây ra bệnh gút và thúc đẩy sản xuất axit uric. Nếu uống quá nhiều bia rượu, bạn sẽ thấy cơ thể trở nên đau nhức.
Bên cạnh đó, bia rượu có thể kích thích sản sinh axit lactic. Axit lactic sẽ ức chế sự bài tiết axit uric ở ống thận. Do đó có thể thấy, bản thân bia rượu có chứa nhiều purin, một mặt thúc đẩy quá trình sản xuất axit uric, mặt khác axit lactic cũng ức chế quá trình bài tiết axit uric. Vì vậy, để ngăn ngừa căn bệnh gút tấn công, tốt nhất bạn nên uống ít bia rượu.
2. Gan heo
Gan heo là một loại nội tạng động vật. Gan heo nguội là món nhậu khoái khẩu của nhiều đấng mày râu, nhiều người có thói quen uống rượu và ăn kèm gan heo. Người bình thường có thể ăn theo cách này, nhưng bệnh nhân gút phải hết sức chú ý, bởi gan heo cũng là thực phẩm chứa nhiều purin. Hàm lượng purin trên 100 gam gan heo là 169,5 mg. Vì vậy, bệnh nhân gút nên ăn càng ít thực phẩm này càng tốt.
Ngoài ra, hàm lượng purin trong gan gà, gan vịt còn cao hơn gan heo, 100 gam gan gà chứa 293,5 mg, gan vịt 301,5 mg, người bệnh gút nên cố gắng ăn càng ít càng tốt.
3. Cá khô
Vì cá khô rất tiện dụng, mùi vị thơm ngon nên được nhiều người yêu thích. Một số người còn coi đây là món ăn vặt khoái khẩu. Tuy nhiên, bệnh nhân gút phải nhớ ăn ít hoặc không ăn cá khô.
Cá khô được làm bằng cách làm khô cá tươi hoàn toàn, sau đó trải qua quá trình nấu và sấy khô ở nhiệt độ cao. Do phải thêm rất nhiều gia vị nên hàm lượng purin trong cá khô cực kỳ cao, cứ 100 gam cá khô thì hàm lượng purin lên tới 1538,9 mg. Bệnh nhân bị gút nhớ ăn ít hoặc không ăn cá khô.
4. Nấm hương
Nấm hương là một loại nấm được dùng rất rộng rãi vì chúng giàu chất dinh dưỡng. Thường xuyên ăn nấm có thể làm giảm huyết áp, hạ lipid máu, giảm cholesterol và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh gút nên ăn ít nấm hương, vì đây cũng là một loại thực phẩm có hàm lượng purin tương đối cao, cứ 100 gam nấm hương thì hàm lượng purin là 214,5 mg, thậm chí hàm lượng này còn cao hơn gan lợn.
5. Lẩu
Về nguyên tắc, bệnh nhân gút có thể ăn lẩu vì purin là chất có thể hòa tan trong nước, nên chỉ cần ăn càng ít nước dùng càng tốt.
Tuy nhiên, khi ăn lẩu, thường có nhiều người ăn cùng nhau với khẩu vị khác nhau, sở thích khác nhau, vì vậy trong nồi lẩu có thể có rất nhiều món ăn không tốt cho bệnh gút. Các loại nội tạng động vật, hải sản, thịt,… có nhiều purin khiến hàm lượng purin trong nước lẩu sẽ tăng lên. Một số người còn thích uống nước lẩu, điều này thậm chí còn tệ hơn. Vì vậy, người bệnh gút nên ăn lẩu càng ít càng tốt.
Axit uric cao là cơ sở để xuất hiện bệnh gút, chế độ ăn nhiều purin sẽ làm tăng hàm lượng axit uric, đối với 5 loại thực phẩm trên, bệnh nhân gút nên tránh xa để tránh “rước họa vào thân”.
Nguồn: [Link nguồn]
Bệnh gút đang dần có xu hướng trẻ hóa trong những năm gần đây, nhưng lại được ít người thực sự để ý đến.