5 thời điểm "vàng" nên uống nước để giải độc cơ thể

Các chuyên gia lưu ý, nhu cầu về chất lỏng ở mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, kích thước cơ thể, giới tính, môi trường và mức độ hoạt động thể chất riêng của người đó.

Với tầm quan trọng của nước với cơ thể, nhiều người có thói quen duy trì mang nước theo mọi lúc mọi nơi và uống nhiều hơn mức cơ thể đòi hỏi. Tuy nhiên theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, chúng ta không cần phải quá lo lắng về việc cần uống đủ một lượng nước nhất định mỗi ngày. Cơ thể sẽ lên tiếng báo hiệu "khát" khi thiếu nước, tương tự như khi chúng ta có cảm giác đói hoặc mệt vậy.

Tuy nhiên, những ai thích uống theo cảm giác khát cần biết, khi chúng ta có tuổi (trên 60 tuổi), cơ chế cảnh báo cơn khát tự nhiên của cơ thể trở nên kém nhạy cảm hơn và dễ bị mất nước hơn so những người trẻ. Vì vậy, khi già đi, chúng ta có thể cần phải chú ý hơn đến thói quen nạp chất lỏng để giữ cho cơ thể đủ nước. Hơn nữa, các chuyên gia đều đồng ý rằng: nhu cầu về chất lỏng ở mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, kích thước cơ thể, giới tính, môi trường và mức độ hoạt động thể chất riêng của người đó.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, nên uống từ 6 - 8 ly nước mỗi ngày (1 ly khoảng 240ml, tương đương 1,6 - 2 lít/ngày). Với lượng nước này nên chia ra trong ngày theo tỷ lệ cụ thể. Ví dụ như với thanh niên thì nên nạp 40% lượng nước vào buổi sáng, 40% vào buổi chiều và 20% vào buổi chiều tối.

Cách uống nước tốt nhất là nên chia làm nhiều lần trong ngày chứ không nên uống một lần quá nhiều. Ngay cả khi khát nước cũng không nên uống quá nhiều một lúc, tốt nhất là nên uống từ từ từng ngụm một để cho nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu và thỏa mãn nhu cầu khát của một cơ thể bị thiếu nước.

5 thời điểm vàng rất cần bổ sung nước để thải độc cơ thể

Uống ngay sau khi thức dậy

Ngủ sau một đêm dài, cơ thể trải qua cả một quá trình trao đổi chất, do đó, khi sáng thức dậy cơ thể chúng ta sẽ ở trong tình trạng thiếu nước cực độ, lúc này độ nhớt của máu trong cơ thể rất cao. Chọn uống một cốc nước ấm lúc này không chỉ có thể bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, giúp trao đổi chất mà còn làm giảm độ nhớt của máu và ngăn ngừa hiệu quả sự hình thành các cục máu đông.

Uống trước khi ăn

Theo ThS.BS Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 5 phút sau khi uống là nước đã rời khỏi dạ dày. Vì vậy chỉ nên uống nước 30 phút trước khi ăn hoặc một giờ sau khi ăn chứ không nên uống ngay sau hoặc trong khi ăn.

Lý do vì uống trong khi ăn sẽ hòa loãng và mau đưa dịch vị dạ dày xuống ruột, khiến cho sự tiêu hóa khó khăn. Hơn nữa vừa uống vừa ăn, ta sẽ nuốt món ăn chưa được nhai kỹ không tốt cho tiêu hóa và hấp thu.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Uống trước khi tắm

Đồng tình với quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhấn mạnh, trước khi đi tắm mọi người nên uống nước giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, để không bị lạnh quá khi tắm. Những người lao động nặng, bị sốt nên uống nước nhiều hơn.

Uống khi cảm giác đói và mệt mỏi

Một cốc nước ấm vào khoảng 4 giờ chiều có thể tăng cường sự linh hoạt và tốc độ hoạt động của não bộ. Bởi trong thời gian cuối chiều này, bạn cũng dễ gặp phải cảm giác uể oải, mệt mỏi nên thường làm việc kém hiệu quả hơn. Khi bổ sung một ly nước vào khung giờ này thì cơ thể sẽ được "reset" trở lại và giúp não bộ sảng khoái, nâng cao hiệu quả công việc.

Uống trước khi đi ngủ tối

Không nên uống quá nhiều trước khi ngủ vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nhưng không vì thế mà không uống nước. Nên uống một chút nước ấm trước khi ngủ vì khi ngủ say nước trong cơ thể sẽ bị hao hụt khiến lượng nước trong huyết tương giảm, độ nhớt của máu tăng cao. Uống nước trước khi ngủ có thể làm giảm hiện tượng này từ đó làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não.

Những thời điểm được khuyên hạn chế bổ sung nước

- Giữa buổi tập nặng

Khi tập luyện nặng, nhiệt độ cơ thể tăng cao gây ra cảm giác nóng nực. Lúc này, đừng vội uống nhiều nước để làm mát bởi bạn dễ gặp nguy cơ rối loạn cân bằng điện giải với các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt.

- Trong lúc ăn

Uống nước trong bữa ăn tốt hay hại sức khỏe vẫn là điều nhiều người tranh cãi tuy nhiên, bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản nên tuyệt đối tránh thói quen này.

- Khi nước tiểu mất màu

Nước tiểu đậm màu chứng tỏ cơ thể thiếu nước nhưng nếu hoàn toàn trong suốt, không màu thì cho thấy cơ thể đang thừa nước. Đây là biểu hiện cần đặc biệt lưu ý bởi thừa nước làm giảm nồng độ natri, từ đó dẫn tới hàng loạt vấn đề sức khỏe trong đó có đau tim.

- Khi ăn đồ cay

Nhiều người cho rằng uống nước vào sẽ giúp làm giảm cay nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, nước sẽ khiến capsaicin trong ớt phát tán khắp miệng và bạn càng thấy khó chịu hơn. Lúc này, bạn nên uống sữa thay vì nước lọc.

Uống nước khi thức dậy nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng không phải loại nước nào cũng tốt

Uống nước khi bụng rỗng vào buổi sáng được xem là thói quen lành mạnh. Tuy nhiên không phải ai cũng nên uống và không phải...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN