5 sai lầm khi giải nhiệt ngày hè gây hại sức khỏe, nhiều người đang mắc mà không biết
Đồ lạnh nhiều, điều hoà mát, quạt mát... là những vật dụng không thể thiếu trong ngày nắng nóng. Nhưng chỉ cần 1 sai lầm nhỏ, bạn có thể phải trả giá đắt với những vật dụng thân thiện đấy.
Theo các chuyên gia y tế, mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị đổ bệnh do nắng nóng, tuy nhiên 5 nhóm người sau có nguy cơ cao hơn hẳn so với các nhóm khác:
Ảnh minh hoạ
- Trẻ dưới 4 tuổi vốn rất nhạy với thời tiết, đặc biệt là khi nhiệt độ tăng cao. Vì thế, trẻ cần được người khác giúp điều chỉnh nhiệt độ môi trường và cho uống nước thường xuyên
- Những người từ 65 tuổi trở lên, cơ thể phản ứng chậm với sự thay đổi nhiệt độ
- Những người thừa cân do tim luôn phải làm việc quá tải
- Những người lao động nặng nhọc, tập luyện quá sức… dễ bị khử nước và đổ bệnh
- Những người đang có bệnh, đặc biệt là bệnh tim, huyết áp cao hay những người đang dùng các loại thuốc trầm cảm, trị mất ngủ hay tuần hoàn máu kém.
Các chuyên gia khuyến cáo, với những nhóm người trên nên hạn chế tối đa mắc những sai lầm sau:
Không uống đồ lạnh nhiều
Uống nhiều thức uống lạnh sẽ vô tình làm cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu. Tình trạng này lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ làm giảm chức năng tiêu hoá dẫn đến đau bụng, tiêu chảy.
Dễ thấy nhất là việc uống đá lạnh sẽ làm họng bạn bị khô, rát, khó chịu, thậm chí là đau,... Do đó, thay vì uống nước đá lạnh, bạn hãy uống nước lọc hoặc những loại nước ép trái cây thanh mát, tốt cho cơ thể.
Không bật nhiệt độ điều hòa quá thấp
Trời nóng, cơ thể sẽ toát rất nhiều mồ hôi, nếu bạn ngồi trong phòng máy lạnh với nhiệt độ thấp, tuyến mồ hôi sẽ không được thoát ra bên ngoài, mà lại thấm ngược vào bên trong cơ thể. Bạn sẽ dễ bị cảm lạnh và choáng.
Ngoài ra, cơ thể trong môi trường nhiệt quá thấp một cách đột ngột sẽ không thích ứng kịp, dễ bị sốc nhiệt, từ đó càng dễ mắc bệnh hơn. Hãy chỉnh máy lạnh ở mức nhiệt từ 25 - 27 độ C, không chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ bên ngoài để bảo vệ sức khỏe.
Ảnh minh hoạ
Không ngồi quá gần quạt
Tốt nhất là bạn nên duy trì khoảng cách với quạt tối thiểu từ 1m - 2m. Bởi khi trời nắng dễ làm mạch máu dưới da giãn nở để giảm bớt nhiệt cơ thể. Khi bạn ngồi gần quạt, luồng gió mạnh sẽ thổi trực tiếp vào người. Lúc này, mồ hôi được tiết ra - bốc hơi nhanh, làm cho nhiệt độ ngoài da bị giảm và khiến các mạch máu đột ngột bị co lại.
Trong khi đó, nhiệt độ bên trong cơ thể chưa kịp hạ nhiệt đã bị ngăn cản. Hệ quả là bạn đối diện với các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt hoặc bị choáng nhẹ tại chỗ. Nguy hiểm nhất là hệ tuần hoàn máu bị ảnh hưởng, làm cho các dây thần kinh trên mặt tê liệt.
Không nằm trên nền nhà quá lạnh
Tương tự nguyên lý như trên, cơ thể đang nóng và toát mồ hôi. Nếu nằm nghỉ ngơi hoặc ngủ ngay trên nền nhà quá lạnh, các lỗ chân lông (trên cơ thể) sẽ nhanh bị thu lại. Điều này làm cho bạn dễ bị cảm lạnh do mồ hôi không thoát ra được.
Do đó, khi cảm thấy nóng, hãy chọn chỗ thoáng mát trên giường hay nằm trên chiếu để nghỉ ngơi hoặc nằm ngủ.
Không tắm ngay khi đi nắng về
Mồ hôi càng ra nhiều thì lỗ chân lông càng to. Nếu bạn tắm ngay khi cơ thể đang quá nóng sẽ khiến cơ thể bạn dễ bị nhiễm nước và mắc các bệnh đau đầu, cảm, sốt,... cũng như sức đề kháng yếu đi.
Bạn cần để cơ thể ổn định nhiệt độ sau khi đi từ ngoài trời nắng nóng về. Tiếp đó, dùng khăn thấm nước lau sơ người để cho nhiệt độ cơ thể thay đổi dần dần, rồi hãy xối trực tiếp nước lạnh lên cơ thể.
Đi bơi là một hoạt động tuyệt vời để giảm nhiệt cơ thể vào những ngày hè. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bạn vẫn có rủi ro bị các bệnh nhiễm trùng do tiếp xúc với vi khuẩn...
Nguồn: [Link nguồn]