5 nhóm thực phẩm cần kiêng khi bị vết thương hở để da nhanh lành và không để lại sẹo, cần kiêng trong bao lâu là an toàn nhất?
Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình làm lành vết thương và phục hồi.
Vết thương hở là những vết thương ngoài da, xuất hiện những vết rách sâu hoặc để lộ nền vết thương. Vì lúc này da đã mất đi, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập vết thương. Nếu không được xử lý và chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn vết thương và để lại sẹo gây mất thẩm mĩ.
Ảnh minh họa
Vết thương hở: dấu hiệu nguy hiểm cần được thăm khám
Thông thường trong thời gian đầu bị thương, vết thương sẽ bị sưng đỏ. Nhưng nếu tình trạng sưng đỏ tiếp tục kéo dài, kèm thêm cảm giác đau nhức, đó là dấu hiệu của nhiễm khuẩn vết thương.
Khi vết thương hở nhiễm khuẩn, nó có thể xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu dưới đây:
Vết thương tiết dịch hoặc có mùi khó chịu: Khi bị nhiễm khuẩn, vết thương sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng tiết dịch nhiều, ngoài ra vết thương cũng có mùi hôi khó chịu.
Cơ thể mệt mỏi, có thể sốt: Dựa theo tình trạng nặng hoặc nhẹ của vết thương, cơ thể có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc sốt cao.
Ngoài những triệu chứng trên, vết thương nhiễm khuẩn cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như chảy máu, mảng hoại tử có màu vàng…
Lưu ý, khi những dấu hiệu trên xuất hiện, hãy chủ động tìm đến nhân viên y tế để được hỗ trợ tốt nhất.
Chăm sóc vết thương hở đúng cách, ngăn ngừa nhiễm khuẩn
Với những vết thương nhẹ, bạn có thể tự chăm sóc ở nhà. Trước khi tiến hành xử lý vết thương, đừng quên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, bạn có thể dùng găng tay y tế để tăng sự an toàn. Điều này nhằm hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân gây nhiễm khuẩn vết thương.
Tiếp theo, tiến hành rửa vết thương bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn nhằm loại bỏ bụi bẩn, mảnh vụn nếu có. Sau đó, dùng gạc hoặc bông gòn lau nền vết thương nhẹ nhàng.
Nếu vết thương bị các dị vật đâm sâu vào da, xương thì tuyệt đối không rút ra hoặc tác động lên chúng. Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để nhờ sự can thiệp, giúp đỡ của nhân viên y tế.
Những thực phẩm nên kiêng khi bị vết thương hở
Ảnh minh họa
Kiêng thịt bò, thịt chó
Theo các chuyên gia, mặc dù trong thịt bò, thịt chó có chứa đạm và rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tuy nhiên đây lại là loại thực phẩm mà những người đang bị vết thương hở phải kiêng tuyệt đối, nếu không sẽ khiến vết thương sậm màu và để lại sẹo thâm khi lành. Mặt khác, những người đang bị mụn cũng nên tránh loại thịt này bởi chúng dễ khiến các vết sẹo mụn thâm lâu hơn.
Kiêng rau muống
Rau muống có tính mát, có thể sử dụng trong một số bài thuốc giải độc trong đông y. Tuy nhiên đối với những vết thương hở, vết mổ, nhiễm trùng thì rau muống lại là thực phẩm mà chúng ta cần tránh.
Rau muống còn có khả năng tăng collagen, thúc đẩy quá trình tái sinh tế bào do đó mà đối với những vết thương bị nhiễm trùng thì rau muống sẽ khiến vết thương bưng mủ, đau và lâu lành hơn. Còn đối với những vết thương hở, vết mổ thì rau muống sẽ làm đầy vết thương của bạn một cách khá nhanh và kích thích da non mọc lên, nhưng chúng sẽ làm đầy lên hơn so với phần da bình thường của bạn khiến cho phần da dễ để lại vết sẹo lồi.
Kiêng hải sản
Hải sản được coi là một loại thực phẩm có nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên khi bị khâu vết thương, loại thực phẩm này lại không tốt chút nào. Vì khi ăn hải sản hoặc đồ tanh sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu cho vết thương. Chính vì vậy khi bị thương không nên ăn hải sản để tránh làm vết thương ngứa ngáy, khó chịu, lâu lành và hình thành sẹo về sau.
Kiêng ăn trứng
Trứng cũng là một trong những thực phẩm cần tránh trong thời kỳ vết thương đang lên da non. Vì trứng còn có đặc tính thúc đẩy tăng sinh mô sợi collagen, sinh ra nhiều thịt dẫn đến thừa da gây nên sẹo lồi, rất mất thẩm mỹ.
Nếu bạn bị lang ben hoặc da sẫm màu, ăn trứng có thể lan rộng ra. Vì vậy, bạn nên loại trứng ra khỏi thực đơn khi trong thời gian liền sẹo, mọc da non.
Kiêng đồ nếp
Các món ăn được chế biến từ gạo nếp có đặc điểm rất nóng khiến cho vết thương dễ mưng mủ, viêm nhiễm. Nếu ăn đồ nếp thường xuyên sẽ dễ gây ra sẹo lồi. Đặc biệt, khi vết thương đang lên da non, mọi người cần tránh ăn món này để hạn chế để lại sẹo xấu trên da.
Nên kiêng trong bao lâu?
Tùy theo cơ địa và mức độ xâm lấn của vết thương mà thời gian kiêng ăn các loại thực phẩm kể trên có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày, hoặc thậm chí dài hơn. Đây là khoảng thời gian đủ để tái cấu trúc các mô bị thương tổn, và bạn có thể nhận biết bằng mắt thường thông qua các dấu hiệu như: vết thương đã khép miệng, liền da và khô. Tuy nhiên, cần nhớ rằng cơ địa mỗi người là khác nhau, do vậy thời gian ăn kiêng có sự chênh lệch tương ứng.
Để vết thương mau lành, bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ: vệ sinh và chăm sóc vết thương hàng ngày; xây dựng khẩu phần ăn khoa học, lành tính; bổ sung đầy đủ nước và vitamin C cho cơ thể. Ngoài ra, cần tránh các tác động tiêu cực bên ngoài vào vết thương đang hồi phục, tuyệt đối không gãi, bóc, cậy,… vì có thể để lại sẹo xấu trên cơ thể. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng hỗ trợ xóa sẹo, làm mờ vết thương.
Người bị sốt xuất huyết cần được cung cấp đạm (protein) cao hơn bình thường để bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất đi trong lúc mắc bệnh và thúc đẩy quá trình hồi phục...
Nguồn: [Link nguồn]