5 nhóm phụ nữ Việt có nguy cơ mắc ung thư nhất
Những phụ nữ không sinh con và sinh con đầu lòng sau độ tuổi 30 có nguy cơ mắc cao hơn những người bình thường.
Theo thống kê của tổ chức Ghi nhận ung thư toàn cầu (Globocan) năm 2018, mỗi năm ở nước ta có hơn 15.200 ca ung thư vú (chiếm tỷ lệ 9,2% trong số các bệnh ung thư).
Đối với ung thư cổ tử cung, những năm qua, Việt Nam trung bình có khoảng 4.200 ca mắc mới và có hơn 2.400 ca tử vong vì căn bệnh này mỗi năm.
Điều đáng nói là ung thư vú, ung thư cổ tử cung có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả, tỷ lệ chữa khỏi cao và chi phí thấp.
Chụp kiểm tra ung thư vú ở phụ nữ
GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K khẳng định nếu phát hiện bệnh ung thư vú ở giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân ung thư vú nếu phát hiện sớm ở giai đoạn I thì tỷ lệ sống trên 5 năm là 100%. Đến giai đoạn 4 thì thường quá trình điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng đau đớn.
Ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, nếu có 6 triệu chứng sau đây kéo dài hơn hai tuần, chúng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú hoặc phụ khoa.
Cụ thể: Đau hoặc đỏ vú, tụt núm vú, da vùng vú bị lồi lõm, co kéo bất thường; Chảy dịch vú, thay đổi màu sắc trên da của vú, một bên vú dày chắc hơn bên kia; Có hạch nách hoặc hố thượng đòn; Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, thay đổi thói quen tiểu tiện; Xuất huyết hoặc chảy dịch âm đạo bất thường; Đau hoặc chảy máu sau khi quan hệ tình dục, đau vùng xương chậu.
Ung thư vú có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những phụ nữ trên 40 tuổi. Theo GS Thuấn, những phụ nữ không sinh con và sinh con đầu lòng sau độ tuổi 30 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường.
Những người mắc bệnh lý về tuyến vú: như xơ vú, áp – xe – vú… nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương khó hồi phục ở vùng vú và tiến triển thành ung thư.
Về tính di truyền, GS.TS Trần Văn Thuấn cho hay trong gia đình nếu có bà, mẹ hay chị gái mắc ung thư vú thì tỷ lệ mắc ung thư vú của cá nhân đó sẽ cao hơn. Phần lớn các trường hợp ung thư vú do di truyền thường từ 2 gene BRCA1 và BRCA2. Những phụ nữ có đột biến gene BRCA1 và/hoặc BRCA2 có thể có đến 80% nguy cơ mắc bệnh.
Những chị em dậy thì sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn người khác. Nguyên nhân là do những phụ nữ này chịu tác động lâu dài của hormone estrogen và progesterone.
Đối với ung thư cổ tử cung, thủ phạm chính gây ung thư cổ tử cung (99,7%) là do virus HPV và được lây truyền qua đường tình dục. 70% trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện có chủng HPV 16 và 18.
Những phụ nữ trên 35 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người ít tuổi hơn. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Chị em nếu sinh con quá sớm (dưới 17 tuổi) khi cơ quan sinh sản chưa phát triển hết sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, những người sinh đẻ nhiều lần (từ 3 lần trở lên) thì tỷ lệ mắc bệnh cao gấp hai lần so với những phụ nữ sinh 1 – 2 con.
Ung thư có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống của từng người. Do đó, muốn phòng tránh ung thư nhất định phải...
Nguồn: [Link nguồn]