5 nguyên tắc bắt buộc đối với nhân viên y tế khi tiêm vắc-xin cho trẻ

Sự kiện: Sống khỏe

Theo quy định, trước mỗi mũi tiêm, cán bộ y tế phải kiểm tra đúng đối tượng, đúng lịch tiêm, đúng vắc-xin (về loại và hạn dùng), đúng liều lượng và đường sử dụng.

Theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng, các cơ sở y tế cần tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu về bảo quản vắc xin như: nhiệt độ, cách bảo quản và sử dụng, tủ lạnh bảo quản.

Tiêm vắc-xin. (Ảnh minh họa). 

Tiêm vắc-xin. (Ảnh minh họa). 

Trong quá trình vận chuyển, bảo quản vắc-xin luôn được sắp xếp, bảo quản trong các thiết bị chuyên dụng như trong thùng lạnh của xe tải lạnh chuyên dụng, phích vắc-xin, hòm lạnh, tủ lạnh, kho lạnh... được gọi là dây chuyền lạnh bảo quản vắc-xin.

Tủ lạnh, kho lạnh bảo quản vắc-xin đều được kiểm tra nhiệt độ lần đầu vào buổi sáng và lần 2 vào buổi chiều trước khi về. Việc kiểm tra nhiệt độ bảo quản vắc-xin 2 lần mỗi ngày được thực hiện liên tục cả ngày làm việc cũng như ngày nghỉ để đảm bảo vắc-xin luôn được bảo quản ở dải nhiệt độ từ + 2 đến +8 độ C.

Vắc-xin phải được bảo quản trong dây chuyền lạnh từ khi sản xuất tới khi sử dụng và ở nhiệt độ phù hợp đối với từng loại vắc-xin theo yêu cầu của nhà sản xuất trong hồ sơ đăng ký lưu hành với Bộ Y tế, cụ thể như: Nhiệt độ thích hợp là từ +2 đến +8 độ C.

Kho bảo quản vắc-xin phải tuân thủ quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc.

Việc vận chuyển vắc-xin từ kho bảo quản đến điểm tiêm chủng phải được thực hiện bằng xe lạnh, hòm lạnh, phích vắc-xin.

Bảo quản vắc-xin tại các điểm tiêm chủng bằng tủ lạnh, phích vắc-xin hoặc hòm lạnh từ khi bắt đầu tiêm chủng đến lúc kết thúc buổi tiêm chủng.

Trường hợp phải lưu trữ vắc-xin thì phải kiểm tra nhiệt độ bảo quản và ghi chép tối thiểu 2 lần mỗi ngày; có thiết bị theo dõi nhiệt độ của vắc-xin trong quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng và ghi chép đầy đủ khi vận chuyển, giao hàng.

Khi tiếp nhận vắc-xin, nhân viên y tế có trách nhiệm kiểm tra tình trạng bảo quản và các thông tin khác theo quy định.

Vắc-xin phải được bảo quản riêng trong thiết bị dây chuyền lạnh, không bảo quản chung với các sản phẩm khác; sắp xếp vắc-xin đúng vị trí, tránh làm đông băng vắc-xin. Bảo đảm vệ sinh khi thực hiện thao tác với hộp, lọ vắc-xin.

Thực hiện việc theo dõi nhiệt độ dây chuyền lạnh bảo quản vắc-xin hàng ngày, kể cả ngày lễ, ngày nghỉ và ghi vào bảng theo dõi nhiệt độ tối thiểu 2 lần mỗi ngày ở buổi sáng bắt đầu ngày làm việc và buổi chiều trước khi kết thúc ngày làm việc.

Có nhiệt kế và chỉ thị đông băng điện tử đối với kho hoặc tủ lạnh bảo quản vắc-xin của tuyến tỉnh và tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố; có nhiệt kế đối với tủ lạnh, hòm lạnh hoặc phích vắc-xin của tuyến xã, phường, thị trấn.

Bảo quản vắc-xin trong buổi tiêm chủng: Sử dụng phích vắc-xin, hòm lạnh hoặc tủ lạnh để bảo quản vắc-xin trong suốt buổi tiêm chủng theo quy định đã được nêu trên và phải bảo đảm nhiệt độ bảo quản vắc-xin từ +2 độ C đến +8 độ C. Những lọ vắc-xin chưa mở sau buổi tiêm chủng cần được tiếp tục bảo quản trong thiết bị dây chuyền lạnh và sử dụng trước vào buổi tiêm chủng kế tiếp.

5 nguyên tắc đối với nhân viên y tế khi tiêm vắc xin cho trẻ

Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế và Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, bảng nhắc “5 đúng” được cấp về tất cả trạm y tế xã, phường trên toàn quốc, khuyến khích các bậc phụ huynh tham gia giám sát an toàn tiêm vắc xin.

Bảng nhắc "5 đúng" dành cho cán bộ y tế gồm:

1. Đúng đối tượng

2. Đúng lịch tiêm

3. Đúng vắc xin (loại, hạn dùng)

4. Đúng liều lượng

5. Đúng đường sử dụng.

Bảng nhắc cũng khuyến cáo cha mẹ nên yêu cầu nhân viên y tế cho xem loại vắc xin được sử dụng cho trẻ trong lần tiêm đó.

Hà Nội thông tin về sự cố tiêm nhầm vắc xin COVID-19 cho 18 trẻ em 2-6 tháng tuổi

Tại Trạm Y tế xã Yên Sơn (Quốc Oai, Hà Nội), trong quá trình tiêm chủng đã xảy ra sự cố tiêm nhầm vắc xin Comirnaty ngừa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN