5 lời khuyên của bác sĩ cho chị em sau sinh bị "khô hạn"
Sau khi sinh em bé, nhiều chị em phàn nàn bị khô rát âm đạo. Vậy nguyên nhân là gì, làm thế nào để khắc phụ tình trạng trên?
Khô âm đạo là tình trạng bệnh lý thường gặp ở phụ nữ có nội tiết tố bị suy giảm. TS. Nguyễn Cảnh Chương – Giám đốc Trung tâm Đào tạo Chỉ đạo tuyến và nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có lời khuyên dành cho chị em gặp phải tình trạng đó như sau.
Nguyên nhân phụ nữ sau sinh bị "khô hạn"
Nguyên nhân âm đạo bị khô rất đa dạng nhưng đều gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, nóng rát và đau khi thực hiện quan hệ tình dục.
Phụ nữ sau sinh, nồng độ nội tiết tố tăng mạnh trong quá trình mang thai để giúp cho sự phát triển nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh. Nồng độ hormone Estrogen và Progesterone trong cơ thể của người phụ nữ bắt đầu trở lại bình thường trong vòng 24 giờ sau khi sinh em bé. Sự thay đổi nồng độ hormone này là nguyên nhân chính gây khô hạn. Trong thời kỳ nuôi con, cho con bú, hormone Prolactin được sản xuất ra gây ức chế việc sản xuất hormone estrogen.
Trong quá trình chăm sóc con nhỏ phụ nữ thường xuyên gặp tình trạng căng thẳng, stress, khi tình trạng này kéo dài sẽ gây ức chế Estrogen. Estrogen là một hormone rất quan trọng đối với phụ nữ giúp các tế bào tuyến ở cổ tử cung tiết chất bôi trơn tự nhiên cho âm đạo. Khi cơ thể thiếu Estrogen sẽ gây nên tình trạng khô hạn ở phụ sau sinh và một số triệu chứng giống phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, tóc khô xơ và gãy rụng.
Nguyên nhân âm đạo bị khô rất đa dạng nhưng đều gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, nóng rát và đau khi thực hiện quan hệ tình dục.
Lời khuyên của thầy thuốc
Khô âm đạo sẽ khiến bạn có cảm giác khó chịu và đặc biệt ảnh hưởng tới việc quan hệ tình dục. TS. Nguyễn Cảnh Chương đưa ra các lời khuyên hữu ích sau:
1. Thực hiện bài tập Kegel
Bài tập Kegel ra đời từ năm 1948, do bác sĩ phụ khoa tên là Arnold Kegel Henry sáng tạo nên. Bài tập Kegel giúp kích hoạt cơ xương chậu và giúp cơ quan sinh dục của phụ nữ được săn chắc hơn. Vùng cơ này nằm ở dưới vùng chậu, giữa 2 chân ở vùng thắt lưng.
Bài tập Kegel tác động làm săn chắc cơ sàn chậu, giúp kiểm soát vấn đề vệ sinh lẫn độ khít của âm đạo. Đặc biệt phụ nữ sau khi sinh đẻ, hoặc ảnh hưởng của tuổi già, béo phì thì vùng cơ sàn chậu này cũng bị lão hóa theo, suy yếu và giãn rộng. Do đó, phụ nữ sau sinh nên áp dụng bài tập Kegel vì nó giúp lấy lại sự săn chắc và khỏe mạnh cho âm đạo
2. Sử dụng kem dưỡng ẩm, bôi trơn cho vùng kín
Việc dưỡng ẩm cho vùng kín rất có hiệu quả trong việc hạn chế khô âm đạo. Bạn nên chọn các kem dưỡng ẩm uy tín, được chỉ định riêng cho vùng kín và được các bác sĩ sản khoa khuyên dùng.
Nếu gặp phải chứng khô âm đạo, bạn có thể sử dụng thuốc bôi trơn khi quan hệ. Thuốc bôi trơn này sẽ làm ướt âm đạo trong nhiều giờ, giúp vợ chồng vượt qua khó khăn. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc bôi trơn cần phải thận trọng và lựa chọn sản phẩm chất lượng.
3. Chế độ ăn uống
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý cũng khiến tình trạng khô hạn của bạn giảm. Bạn nên chọn các thực phẩm hằng ngày giàu vitamin nhóm B, A. Ở phụ nữ khi thiếu vitamin nhóm B2 cũng làm ảnh hưởng đến khả năng tiết chất nhờn ở âm đạo gây ra khô rát âm đạo, xuất huyết, viêm nhiễm vùng kín… Đó là các loại súp lơ, nấm, thịt, hạt hướng dương, sữa, ngũ cốc, hoa quả, rau xanh… chứa nhiều vitamin nhóm B.
Các thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang, cà rốt, rau bina, cải xoăn và dưa đỏ, cà chua... Vitamin A là chất cần thiết cho hoạt động của biểu mô, làm bài tiết chất nhầy và ức chế sự sừng hóa.
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý cũng khiến tình trạng khô hạn của bạn giảm. Ảnh minh họa.
Suy giảm nồng độ hormone Estrogen là nguyên nhân gây ra tình trạng khô hạn. Ở phụ nữ sau sinh, để cải thiện tình trạng này nên bổ sung Estrogen tự nhiên theo cách sau:
Bổ sung thực phẩm có hàm lượng cao Isoflavone - một loại flavonoid có cơ chế hoạt động và chức năng gần giống như hormone Estrogen ở nữ. Khi bổ sung thực phẩm có hàm lượng cao Isoflavones sẽ cải thiện được những tình trạng do suy giảm hormone Estrogen. Một số thực phẩm có hàm lượng Isoflavones cao như: anh đào, đậu nành, cần tây, các loại hạt và thực vật họ đậu…
4. Rèn luyện sức khỏe
Bạn hãy thường xuyên thể dục thể thao, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi. Hãy tập những bài thể dục nhẹ nhàng, chơi các môn thể thao nhẹ, phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe của mình như chạy bộ, đi xe đạp, đánh cầu lông, bơi lội.
5. Trao đổi cởi mở với chồng
Việc "hạn hán" của bạn là điều không mong muốn. Nhất là sau khi sinh em bé vốn đã hạn chế về thời gian, sắc vóc và việc cả ngày lăn lộn với bỉm sữa, tã lót… thì việc cần trao đổi những suy nghĩ, quan điểm sống với chồng là rất cần thiết.
Trao đổi để chồng hiểu và thông cảm với bạn hơn. Điều đó việc sẽ giúp chị em bớt đi một số những căng thẳng và lo lắng không cần thiết vì sự căng thẳng có thể làm ảnh hưởng đến sự điều tiết hóc môn.
Nguồn: [Link nguồn]
Nhiều phụ nữ phải đối phó với chứng viêm nhiễm âm đạo mạn tính. Một số biện pháp đơn giản bạn có thể tự thực hiện tại nhà để chủ động nâng cao sức khỏe của...