5 loại thực phẩm có nguy cơ “nuôi dưỡng” tế bào ung thư trong cơ thể
Hãy cố gắng loại bỏ 5 loại thực phẩm này ra khỏi thực đơn của gia đình để bảo đảm sức khỏe.
1. Đồ chiên rán
Những món ăn giòn rụm, nóng hổi và hương vị quyến rũ này được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, sau khi chiên ở nhiệt độ cao, những món ăn này sẽ có hàm lượng calo và chất béo cao, dẫn đến tăng sản sinh chất gây ung thư. Ngoài ra, dầu đã chiên đi chiên lại nhiều lần làm tăng sinh chất gây ung thư. Do đó, bạn nên hạn chế ăn đồ chiên rán hoặc thay thế hoàn toàn bằng đồ hấp, luộc.
2. Thực phẩm hun khói
Thực phẩm hun khói tuy ngon và bảo quản được lâu nhưng trong quá trình bảo quản này sẽ sản sinh ra nhiều chất gây ung thư như benzopyrene. Ngoài ra các chất phụ gia có trong thực phẩm hun khói khi nấu ở nhiệt độ cao cũng bị biến đổi, không tốt cho sức khỏe người dùng.
3. Đồ muối chua
Trong thực phẩm muối chua có quá nhiều nitrit, chất này được chuyển hóa thành nitrit amin do axit dịch vị có trong dạ dày. Đây là chất gây ung thư chính và là thủ phạm gây nên ung thư dạ dày. Ngoài ra, ăn đồ muối quá chua còn dẫn đến tăng huyết áp và gây ra các tai biến về tim, mạch máu não.
4. Thực phẩm nấm mốc
Tiết kiệm là tốt nhưng mọi thứ cũng nên có chừng mực. Thực phẩm hư mốc chúng ta cần vứt bỏ, không nên “tiếc của” mà giữ lại để dùng tiếp. Trong những loại thực phẩm này có chứa aflatoxin, một chất gây ung thư được công nhận, nguyên nhân chính dẫn đến ung thư gan và ung thư tuyến tụy.
5. Thức ăn thừa (để quá 24 giờ)
Chúng ta không còn quá lạ lẫm với việc thức ăn không ăn hết sẽ được bọc gói lại và cất vào tủ lạnh hôm sau ăn tiếp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về thời gian sử dụng của chúng. Thức ăn thừa không nên để lâu hơn 24 giờ vì chúng chứa quá nhiều nitrit, có thể gây ung thư dạ dày.
Cần làm gì để duy trì cơ thể khỏe mạnh?
Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày
Tập thể dục thường xuyên không chỉ có thể duy trì cân nặng hợp lý mà còn giảm nguy cơ ung thư. Việc ngồi lâu và lười vận động có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang, ung thư phổi và ung thư thận. Dành ra 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập aerobic, leo cầu thang, đạp xe hoặc đi bộ sẽ đảm bảo cơ thể được vận động nhẹ nhàng mỗi ngày.
Điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn
Dinh dưỡng cân bằng là nền tảng của một sức khỏe tốt, nếu bạn muốn duy trì một sức khỏe tốt, bạn cần nạp các chất dinh dưỡng như carbohydrate, protein và chất xơ. Ba bữa ăn một ngày chủ yếu là thực phẩm thực vật như trái cây và rau, ngũ cốc nguyên hạt hoặc đậu, chứa nhiều chất xơ có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, rút ngắn thời gian “cư trú” của chất gây ung thư trong ruột, giảm nguy cơ ung thư ruột. Lượng chất xơ nên ăn vào khoảng 30 - 40 gram. Ngoài ra, nên ăn ít thức ăn chế biến sẵn và thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, đường để không béo phì và dẫn đến nhiều loại bệnh ung thư.
Tránh xa thuốc lá và rượu
Rượu khi nạp vào cơ thể sẽ bị phân hủy thành acetaldehyde - một loại chất gây ung thư và sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan. Vì vậy cần hạn chế sử dụng loại đồ uống này. Bên cạnh đó, thuốc lá là thủ phạm chính gây ra bệnh ung thư phổi. Khí carbon monoxide và hắc ín sinh ra trong quá trình đốt cháy có thể trực tiếp gây hại cho phổi.
Tóm lại, muốn phòng ngừa ung thư, bạn cần tránh xa 5 loại thực phẩm trên, chú ý đến chế độ sinh hoạt của bản thân. Cần bổ sung cân đối các chất dinh dưỡng cho cơ thể, không nên kén ăn, hạn chế uống đồ uống có đường và hình thành thói quen uống đủ nước mỗi ngày.
Cần đặc biệt chú ý khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: ho dai dẳng, đau họng lâu ngày, sụt cân, mất...
Nguồn: [Link nguồn]