5 giây giúp bạn đánh giá nguy cơ ung thư phổi

Sự kiện: Ung thư phổi Ung thư
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Chỉ cần 5 giây quan sát ngón tay, bạn có thể biết mình có nguy cơ mắc ung thư phổi hay không.

Đừng nghĩ rằng bạn sẽ không bị ung thư phổi nếu không hút thuốc. Theo tờ EDH, một nửa số bệnh nhân ung thư phổi ở Đài Loan không nghiện ma túy và hơn 90% bệnh nhân ung thư phổi nữ chưa bao giờ hút thuốc.

Ung thư phổi có thể gây ra triệu chứng sưng tấy ở đầu ngón tay, gọi là dùi trống. Cụ thể, những người mắc bệnh này sẽ bị sưng tấy ở đầu ngón tay, cả phần chân móng vốn dĩ hơi lõm cũng sẽ sưng lên. Đó là một trong số ít dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi. Nếu cảm thấy khó xác định ngón tay dùi trống là gì, bạn có thể dùng một bài kiểm tra nhỏ để giúp nhận biết.

Nếu có sức khỏe tốt, bạn sẽ thấy một khoảng trống hình kim cương giữa hai móng. Ảnh: Xinhua

Nếu có sức khỏe tốt, bạn sẽ thấy một khoảng trống hình kim cương giữa hai móng. Ảnh: Xinhua

Phương pháp này được bác sĩ y học gia đình Liu Yanzi, Đài Loan chia sẻ. Bạn hãy thử ghép các đốt xương đầu tiên của hai ngón tay lại với nhau. Nếu bình thường, bạn có thể thấy khoảng cách giữa các đốt ngón tay gần nhau, nhưng đối với những người có vấn đề sức khỏe, do các đốt xương sưng lên nên hai ngón tay sẽ gần nhau hơn và sẽ không có khoảng cách giữa các móng tay.

Hầu hết tình trạng ngón tay dùi trống là do các bệnh về phổi. Cần đặc biệt chú ý khi tình trạng ngón tay dùi trống xảy ra ở cả hai bên hoặc ở nhiều ngón tay. Tình trạng ngón tay dùi trống là do sự tăng sinh bất thường của mô xương, mô liên kết ở đầu ngón tay và ngón chân. Nếu bị sưng tấy ở một ngón tay, đó có thể là bệnh viêm khớp thoái hóa cục bộ. Tuy nhiên, nếu móng tay bị sưng ở cả hai bên hoặc nếu nhiều ngón tay bị sưng thì bạn phải nhanh chóng chăm sóc sức khỏe tổng thể của mình.

Hình ảnh ngón tay dùi trống của người mắc các bệnh về phổi. Ảnh: Wikipedia

Hình ảnh ngón tay dùi trống của người mắc các bệnh về phổi. Ảnh: Wikipedia

Đồng thời, ngón tay dùi trống không phải là dấu hiệu duy nhất của ung thư phổi. Các triệu chứng khác bao gồm sụt cân, ho có đờm có máu, ho kéo dài hơn ba tuần và đau không rõ nguyên nhân (đau đầu, đau ngực, đau vai, đau xương...). Điều đáng nói là căn bệnh này thường được phát hiện ở giai đoạn đã muộn. Do đó, người trên 40 tuổi nên đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là người hay hút thuốc lá, có người nhà mắc bệnh này, thường xuyên tiếp xúc với khói dầu, làm việc trên công trường.

Nếu ung thư phổi có thể được phát hiện ở giai đoạn rất sớm, tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể lên tới 100%. Tuy nhiên, nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 60% đến 80%. Đến giai đoạn 4, tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ còn dưới 20%. Do đó, việc sàng lọc ung thư phổi là rất quan trọng.

Nguồn: [Link nguồn]

Một sai lầm phổ biến ở một số người cố gắng từ bỏ thuốc lá có thể làm tăng cao nguy cơ ung thư phổi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hằng Trần (Theo EDH) ([Tên nguồn])
Ung thư phổi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN