5 điều cần biết để ăn hải sản không bị ngộ độc

Sự kiện: An toàn thực phẩm
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Các bác sĩ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo những điều cần biết khi ăn hải sản để không bị ngộ độc.

1. Chỉ ăn loại hải sản được biết chắc chắn không có chất độc

Nên lựa chọn các loại hải sản phổ biến, đã được khẳng định là an toàn. Đây không chỉ là lựa chọn theo “tâm lý đám đông,” mà các loại hải sản quen thuộc thường đã được xác nhận về độ an toàn.

Đối với các loại hải sản lạ hoặc ít được sử dụng, hãy cẩn thận trước khi ăn. Nhiều loại hải sản lạ có thể đã từng được báo cáo là gây ngộ độc, hoặc chưa rõ ràng về tính an toàn, vì vậy cần hạn chế dùng để tránh rủi ro.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

2. Biết và tránh các loại hải sản được biết có thể chứa chất độc

Có loại hải sản luôn luôn có chất độc, có loại thường có hoặc thỉnh thoảng mới có chất độc. Tuy nhiên bằng mắt thường và cảm giác khi ăn uống chúng ta không thể phát hiện có chất độc hay không, vì vậy với các loại hải sản này bạn cần biết và tránh ăn. Các loại hải sản có độc như: cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển,… Các loại độc tố này thường không bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi đung nấu và các biện pháp chế biến thông thường.

3. Chỉ ăn thức ăn được chế biến từ hải sản tươi sống, không nên ăn các thức ăn hải sản đã chế biến từ lâu

Một số loại hải sản chứa độc tố thường xuyên hoặc có khả năng chứa độc tố trong một số trường hợp, ví dụ như cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển,… Những độc tố này không bị phá hủy qua đun nấu hoặc các phương pháp chế biến thông thường, do đó cần phải tránh.

4. Để ý tới các thông tin về nhiễm độc nước biển, ô nhiễm môi trường ở vùng biển khu vực đó

Bên cạnh các vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất bạn có thể biết rõ, có một hiện tượng tự nhiên đặc biệt xảy ra chỉ riêng với biển có thể dẫn tới ngộ độc là hiện tượng “thủy triều đỏ”.

“Thủy triều đỏ” là hiện tượng nước biển đổi màu bất thường như hồng, tía, xanh lục, nâu hay đỏ. Nguyên nhân do một số loại tảo biển phát triển ồ ạt với số lượng lớn bất thường. Một số loại tảo có chứa chất độc. Các hải sản lúc bình thường có thể không có độc nhưng khi có thủy triều đỏ có thể mang tảo độc và gây ngộ độc. Không nên ăn các hải sản được đánh bắt ở vùng có “thủy triều đỏ”, đặc biệt các loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ (như trai, sò, ngao,…).

5. Chỉ nên ăn các hải sản được nấu chín

Các vi khuẩn rất dễ phát triển trong hải sản. Có thể có một số phương pháp chế biến thực phẩm không bằng nhiệt nóng (như đun, nấu) nhưng vẫn có thể đủ tiêu diệt các vi trùng để cho phép ăn tươi. Tuy nhiên với chế biến thủ công thì nhất thiết phải bằng đun nấu.

Ngộ độc hải sản có nhiều biểu hiện khác nhau, từ đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt đến các triệu chứng thần kinh như tê môi, co giật, mờ mắt, lẫn lộn, hôn mê, hoặc ảnh hưởng tim mạch như loạn nhịp tim, tụt huyết áp. Trong trường hợp có triệu chứng nghiêm trọng liên quan đến thần kinh, tim mạch, hô hấp hoặc khi ngộ độc kéo dài, hãy đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Để tránh nguy cơ mắc hoặc làm bệnh gout trầm trọng hơn, mọi người không nên dùng nhiều hải sản cùng lúc với bia. Ngoài ra, bạn cũng không ăn tôm, cua, cá sống hoặc đã chế biến để quá 3 ngày.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DIỆU THU ([Tên nguồn])
An toàn thực phẩm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN