5 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang nạp quá nhiều đường, cần điều chỉnh ngay!

Sự kiện: Sống khỏe

Khi chế độ ăn thiếu đường thì sẽ dẫn đến hạ đường huyết, dẫn đến tình trạng đói lả, giảm khả năng tập trung, lạnh tay chân, vã mồ hôi, run tay, run chân. Tuy nhiên ăn quá nhiều đường lại là nguyên nhân gây bệnh!

Đường và các thực phẩm chứa đường là nguồn dinh dưỡng và nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho hoạt động của mỗi con người. Tuy nhiên, rất nhiều người ăn uống đồ ngọt không kiểm soát, dẫn đến dư thừa đường. Tình trạng này nếu không được khắc phục sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Dấu hiệu cảnh báo ăn đang nạp quá nhiều đường:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Không thể giảm cân

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của việc ăn quá nhiều đường là trọng lượng cơ thể tăng lên. Đồ ăn vặt và kẹo thường là yếu tố gây tăng cân. Một lượng đường cao làm tăng sản xuất insulin lưu trữ chất béo dư thừa trong bụng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, lượng đường được khuyến cáo nên ở dưới 10% lượng năng lượng ăn hàng ngày. 10% này tương đương với 7 muỗng cà phê đường đã pha.

Thường xuyên đau đầu

Bạn bị chứng đau nửa đầu hành hạ mỗi tháng? Đó có thể là do sự tăng giảm đột ngột lượng đường trong máu (thường gặp khi ăn nhiều đường). Triệu chứng chung của hạ đường huyết thường là đau đầu hay nửa đầu. Và nếu bạn thường xuyên bị đau đầu thì hẳn là do bạn đã ăn quá nhiều đường.

Lão hóa nhanh

Ăn quá nhiều đường có thể phá hủy collagen và đẩy nhanh quá trình lão hóa da dẫn đến hình thành nếp nhăn sớm và da chảy xệ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người uống đồ uống có đường từ 7 lần/tuần trở lên có nhiều khả năng bị mụn trứng cá ở mức độ trung bình hoặc nặng. Đó là do một phần lượng đường sau khi hấp thụ vào máu cũng trở thành protein. Những phân tử mới này góp phần làm mất đi tính đàn hồi của các mô đang bị lão hoá, từ da cho đến các bộ phận và động mạch. Càng nhiều lượng đường lưu thông trong máu thì càng đẩy nhanh quá trình lão hoá.

Thường xuyên bị cảm lạnh cảm cúm

Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt cũng làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể. Vitamin C mà cơ thể dùng để chống lại cảm cúm có cấu trúc tương đương glucose, thay vì tìm kiếm và kết nối với vitamin C, hệ miễn dịch lại sử dụng glucose khiến việc chống lại bệnh tật không còn hiệu quả. Hãy cắt giảm dần lượng đồ ngọt và khi có nguy cơ cảm cúm hãy tăng cường trái cây tươi, rau xanh giàu vitamin C, E để bảo vệ sức khỏe.

Làm tổn thương tim

Sử dụng quá nhiều đường sẽ không tốt cho tim mạch. Thậm chí, nó còn có hại hơn chất béo vì đường gây tổn thương cho động mạch và tim, làm tăng nguy cơ bị đau tim và bệnh tim mạch. Ngoài ra, nó cũng làm tăng mức insulin, kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, tăng nhịp tim và huyết áp.

Huyết áp cao làm tim và động mạch phải làm việc chăm chỉ hơn, tăng nguy cơ mắc các cơn đau tim, đột quỵ và một số vấn đề nghiêm trọng khác về động mạch vành.

5 dấu hiệu cảnh báo gan của bạn đang nhiễm độc, 6 điều gan ”sợ” nhất, nếu không muốn bệnh cần tránh xa

Một thực tế đáng tiếc là rất nhiều người chưa hiểu biết nhiều về việc dưỡng gan nên dễ nảy sinh những thói quen...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN