5 cách để vượt qua tình trạng uể oải lúc 3 giờ chiều

Sự kiện: Sống khỏe
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Tình trạng uể oải, mệt mỏi vào buổi chiều là điều thường gặp ở những người làm việc, đây là 5 mẹo để chống lại cảm giác này.

Không ít người trong chúng ta đều gặp phải cảm giác mệt mỏi và uể oải vào khoảng 3 giờ chiều, khi cơ thể dường như không còn đủ năng lượng để tiếp tục công việc. Đây là hiện tượng phổ biến, tuy nhiên, với một vài thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày, bạn có thể nhanh chóng vượt qua cảm giác này và giữ cho mình luôn tỉnh táo và tập trung.

Kirsten Moorefield, đồng sáng lập của Cloverleaf, một công ty "huấn luyện tự động" có trụ sở tại Cincinnati, Ohio (Mỹ), đã chia sẻ một số mẹo để vượt qua tình trạng uể oải vào đầu giờ chiều.

Chia sẻ với Fox News Digital, bà cho biết “bằng cách hiểu hệ thống thần kinh cá nhân và thực hiện một vài điều chỉnh mang tính chiến lược, bạn có thể biến buổi chiều buồn tẻ thành khoảng thời gian tập trung và sáng tạo”.

Nhiều người thường gặp tình trạng uể oải vào đầu giờ chiều. Ảnh: Pexels

Nhiều người thường gặp tình trạng uể oải vào đầu giờ chiều. Ảnh: Pexels

5 mẹo để vượt tình trạng uể oải lúc 3 giờ chiều

1. Tìm hiểu hệ thống thần kinh cá nhân

Moorefield nói rằng một trong những lý do lớn nhất dẫn đến tình trạng uể oải vào buổi chiều là do chúng ta thường làm việc trái với thế mạnh tự nhiên của mình.

"Có thể bạn là người dậy sớm và đã sử dụng hết năng lượng của mình, hoặc có lẽ nhiệm vụ của bạn không phù hợp với cách não bạn hoạt động tốt nhất", cô nói.

Chuyên gia khuyến cáo bạn nên tìm hiểu về hệ thống thần kinh cá nhân của mình nhằm hiểu rõ cách cơ thể và tâm trí phản ứng với các kích thích, thời gian, và thói quen hàng ngày. Hệ thống thần kinh của mỗi người hoạt động khác nhau, có những khoảng thời gian trong ngày mà bạn cảm thấy tỉnh táo và năng động nhất, và cũng có những lúc bạn dễ rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi.

Việc hiểu rõ hệ thống thần kinh cá nhân giúp bạn biết được khi nào mình cần nghỉ ngơi, khi nào nên tập trung vào các công việc quan trọng, và khi nào nên bổ sung năng lượng. Từ đó, bạn có thể tạo ra những lời nhắc nhở trong ngày, chẳng hạn như đặt lịch nghỉ ngơi ngắn, tập thể dục nhẹ nhàng, hoặc thay đổi môi trường làm việc, để đảm bảo rằng bạn luôn ở trong trạng thái tốt nhất và tối ưu hóa năng suất của mình.

Những lời nhắc nhở này có thể được điều chỉnh dựa trên hiểu biết về bản thân, từ đó giúp bạn làm việc hiệu quả hơn mà không bị kiệt sức hay mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

2. Tận dụng những chiến thắng nhỏ

Moorefield cho biết “bạn có bao giờ nhận thấy rằng việc hoàn thành ngay cả nhiệm vụ nhỏ nhất cũng có thể mang lại cho bạn nguồn năng lượng bùng nổ không?”

Đó là vì những chiến thắng nhỏ tạo ra cảm giác hoàn thành, có thể khơi dậy lại động lực của bạn khi động lực đó đang suy yếu.

Chuyên gia khuyên bạn nên cố gắng giải quyết một công việc đơn giản và nhanh chóng, khi bạn cảm thấy mệt mỏi vào lúc 3 giờ chiều để lấy lại năng lượng cho phần còn lại của ngày.

Lên danh sách và hoàn thành những công việc nhỏ, đơn giản. Ảnh: Pexels

Lên danh sách và hoàn thành những công việc nhỏ, đơn giản. Ảnh: Pexels

3. Kết nối với người khác

Nếu bạn là người hướng ngoại, đôi khi cách tốt nhất để vượt qua tình trạng uể oải đầu giờ chiều là kết nối với một người khác.

Kết nối với người khác có thể đơn giản chỉ là dành năm phút để hỏi thăm đồng nghiệp, bất kể cuộc trò chuyện có liên quan đến công việc hay không.

Moorefield cho biết, "các tương tác xã hội cũng có thể mang đến góc nhìn mới mẻ hoặc tiếng cười rất cần thiết, cả hai đều có thể xua tan đi sự mệt mỏi của buổi chiều và giúp bạn sẵn sàng quay lại làm việc".

Thường xuyên trò chuyện ngắn với đồng nghiệp ở nơi công sở. Ảnh: Pexels

Thường xuyên trò chuyện ngắn với đồng nghiệp ở nơi công sở. Ảnh: Pexels

4. Thay đổi môi trường của bạn

Một cách khác để thoát khỏi tình trạng uể oải lúc 3 giờ chiều là chỉ cần đứng dậy và thay đổi môi trường trong một phút.

Moorefield khuyên rằng: "Nếu bạn cảm thấy bế tắc, hãy thử chuyển sang một căn phòng khác, bước ra ngoài trong vài phút hoặc thậm chí chỉ cần đứng dậy và duỗi người".

Bà nói thêm, "Bộ não của chúng ta thèm khát sự đa dạng, và việc ở trong cùng một môi trường quá lâu có thể góp phần gây ra cảm giác chậm chạp".

5. Nghỉ ngơi một chút

Đôi khi cách tốt nhất để thoát khỏi tình trạng uể oải vào buổi chiều là tạm thời rời khỏi công việc.

"Cho dù bạn tập thể dục, thiền định hay chỉ nhắm mắt và hít thở, những khoảng nghỉ ngắn này có thể giúp bạn thanh thản đầu óc và giảm mệt mỏi. Khi quay lại, bạn sẽ thấy mình tập trung hơn và sẵn sàng giải quyết phần còn lại của ngày với nguồn năng lượng mới", bà nói.

Nghỉ ngơi một chút sẽ giúp bạn lấy lại động lực. Ảnh: Pexels

Nghỉ ngơi một chút sẽ giúp bạn lấy lại động lực. Ảnh: Pexels

Đột quỵ là căn bệnh ngày càng trẻ hóa, có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào và có thể để lại các di chứng nặng nề đối với người bệnh nên việc tập luyện các bài tập chống đột quỵ là rất cần thiết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Minh ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN