4 thay đổi ở tay chân chứng tỏ lượng đường huyết trong máu tăng đột ngột

Sự kiện: Sống khỏe

Việc kiểm soát sớm lượng đường huyết sẽ giúp bạn đề phòng được nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Hằng ngày, chúng ta nạp vào cơ thể rất nhiều loại thức ăn khác nhau. Trong trường hợp không được kiểm soát, những món ăn chứa hàm lượng calo cao, đường cao sẽ khiến cơ thể dư thừa các chất dinh dưỡng, làm tăng lượng đường trong máu, dẫn tới béo phì và nhiều căn bệnh mạn tính khác.

Hiện nay, người trung niên và cao tuổi không còn là nhóm nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, người trẻ đang dần trở thành nhóm nguy cơ cao. Trong nhiều trường hợp, những người bị tiểu đường lại không có những triệu chứng khởi phát nào rõ ràng cả. Tuy nhiên, một khi nhận biết rõ được các triệu chứng điển hình, đó cũng là lúc tình trạng bệnh đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng. Vì vậy, việc phát hiện kịp thời những thay đổi của cơ thể để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường sớm là vô cùng quan trọng.

Khi đường huyết trong máu tăng cao, sẽ có một số biểu hiện dễ dàng nhận biết, đặc biệt là những thay đổi ở tay chân như sau:

Tay chân bị tê

4 thay đổi ở tay chân chứng tỏ lượng đường huyết trong máu tăng đột ngột - 1

Khi đường huyết tăng cao, nó sẽ khiến các dây thần kinh nhạy cảm bị chèn ép và cơ thể bị rối loạn các chuyển hóa, dễ dàng gây ra tình trạng tê bì tay chân. Nếu thường xuyên bị tê tay chân, bạn nên kiểm tra đường huyết càng sớm càng tốt.

Mụn rộp ở tay chân

4 thay đổi ở tay chân chứng tỏ lượng đường huyết trong máu tăng đột ngột - 2

Nếu đường huyết trong cơ thể tăng cao, lâu ngày sẽ khiến khả năng miễn dịch dễ bị ảnh hưởng, dẫn tới việc nhiễm trùng là điều tất yếu. Khi tay chân xuất hiện mụn rộp khác nhau, không đau, không ngứa nhưng vết thương lại lâu lành, đó có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Nếu xảy ra hiện tượng này, bạn đừng chủ quan bỏ qua, đây không phải là bệnh ngoài da đơn giản và cần phải xét nghiệm máu để biết chính xác bệnh.

Da ngứa

4 thay đổi ở tay chân chứng tỏ lượng đường huyết trong máu tăng đột ngột - 3

Khi lượng đường trong máu cao, cơ thể dễ sản sinh vi khuẩn và da trở nên khô ráp. Nếu ngứa lâu ngày, gãi không cải thiện, cần xét nghiệm đường huyết của cơ thể có đang ổn định hay không. Ngoài ra, để cải thiện tình trạng da khô và ngứa, nên uống nhiều nước hơn mỗi ngày.

Tay chân đổ nhiều mồ hôi

4 thay đổi ở tay chân chứng tỏ lượng đường huyết trong máu tăng đột ngột - 4

Khi quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra bất thường, tuyến mồ hôi sẽ tiết ra nhiều hơn. Ngay cả khi không làm những việc nặng nhọc hay thời tiết nắng nóng, tay chân vẫn đổ nhiều mồ hôi, thì đây là dấu hiệu cơ thể đang có vấn đề, khả năng cao là lượng đường huyết tăng.

Bệnh tiểu đường cực kỳ nguy hiểm vì những biến chứng của nó có liên quan nhiều tới các căn bệnh mạn tính. Vậy nên việc phòng ngừa những biến chứng thông qua sự phát hiện sớm các triệu chứng là điều cực kỳ nên làm.

Một cơ thể khỏe mạnh bắt nguồn từ việc quan tâm và chú ý đến sức khỏe bản thân. Thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện phù hợp sẽ có thể kiểm soát được lượng đường trong máu tốt hơn.

5 thực phẩm tăng cường miễn dịch cho người mắc bệnh tiểu đường

Khi mắc bệnh tiểu đường loại 2, điều quan trọng là giữ cho hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo QQ) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN