4 sai lầm phổ biến của người Việt khi chế biến thịt lợn gây hại sức khỏe cần bỏ ngay
Để được ăn thịt lợn thường xuyên mà vẫn đảm bảo sức khỏe, tốt nhất khi chế biến thịt nên kết hợp với các loại rau giàu vitamin C như ớt xanh, cải chíp, mướp đắng…
Thịt là thức ăn phổ biến của các gia đình người Việt. Trong thịt lợn có hàm lượng protein cao và chứa nhiều vitamin thiết yếu, khoáng chất và các axít amin tốt cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù là thực phẩm lành tính phù hợp với hầu hết mọi người nhưng việc ăn quá nhiều thịt lợn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như làm tăng nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch…
Ảnh minh họa
Để an toàn, các chuyên gia khuyến cáo không nên nạp quá nhiều thịt vào cơ thể. Trung bình mỗi người không nên ăn quá 200gr thịt lợn/ngày, mỗi tuần không nên ăn quá 3 lần.
Một trong những bí quyết để ăn thịt lợn không bị tăng cân đó là không nên ăn thịt lợn cùng cơm, vì 2 món này kết hợp với nhau sẽ rất "đưa cơm" khiến lượng cơm, thịt nạp vào cơ thể mất kiểm soát.
Để vẫn được ăn thịt thường xuyên mà vẫn giảm bớt lượng thịt nạp vào cơ thể, tốt nhất khi chế biến thịt nên kết hợp với các loại rau giàu vitamin C như ớt xanh, cải chíp, mướp đắng,… Điều này không chỉ thúc đẩy sự hấp thụ sắt, còn có thể cân bằng chế độ ăn uống, tránh ăn quá nhiều thịt lợn.
4 sai lầm nhiều người mắc phải khi chế biến thịt lợn, cần sớm thay đổi:
Không ăn nhiều thịt lợn chiên, nướng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì các phương pháp nấu ăn ở nhiệt độ thấp như hấp, luộc vẫn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hạn chế món chiên nướng vì cách chế biến này thường ở nhiệt độ cao. Nếu muốn thay đổi hương vị khi ăn thịt lợn như chiên rán, nên nhớ khống chế nhiệt độ không quá 200 độ C. Tối nhất nên bọc thịt lợn với bột chiên hoặc trứng để làm giảm lượng chất dinh dưỡng bị mất đi.
Không tích trữ đông lạnh quá lâu
Nhiều gia đình có thói quen mua nhiều rồi đóng gói và cất trong tủ lạnh ăn dần. Tuy nhiên theo khuyến cáo của chuyên gia y tế Bộ Nông nghiệp Mỹ: Không nên giữ các loại thịt gia cầm, và nhất là thủy sản còn sống trong ngăn lạnh quá 2 ngày. Thịt đã qua chế biến cũng không nên để quá 5 ngày. Nguyên nhân là do thịt bảo quản trong ngăn lạnh quá lâu sẽ làm vi khuẩn phát sinh, thịt sẽ mất đi chất dinh dưỡng và hương vị của thịt.
Tránh dã đông thịt sai cách
Thực phẩm lấy trong ngăn đá ra cần dã đông trước khi nấu, nhưng ít ai làm đúng điều này. Ngâm thịt lợn trong nước nóng hay nước lạnh quá lâu để rã đông đều làm giảm đi các chất dinh dưỡng có trong thịt. Ngoài ra, nếu bỏ thịt ngoài nhiệt độ phòng để rã đông cũng khiến cho các loài vi khuẩn sinh sôi.
Theo các chuyên gia, nếu thịt để trong ngăn đá thì cần rã đông tự nhiên trong khoảng 2-3 tiếng trước khi nấu. Tốt nhất dùng nước lạnh pha thêm ít muối để rã đông cho nhanh. Cách này vừa giữ được chất dinh dưỡng trong thịt, lại vừa bảo đảm vệ sinh. Hoặc bạn có thể cho thêm ít gừng tươi đập dập cho vào nước ngâm thịt. Gừng sẽ giúp thịt tươi ngon trở lại.
Rửa thịt bằng nước nóng
Nhiều người có thói quen chần thịt lợn để đổ nước đầu trước khi chế biến, nhưng làm như vậy sẽ mất đi rất nhiều thành phần dinh dưỡng trong thịt lợn.
Trong mô cơ thịt lợn và mô mỡ chứa đại lượng protein, ví dụ như protit hòa tan và protit ngưng tụ. Khi nước nóng thâm nhập vào thịt lợn, đại lượng protit hòa tan sẽ mất đi. Ngoài ra, trong protit hòa tan có acid glutamic và các thành phần khác, mất đi những chất này sẽ ảnh hưởng đến hương vị của thịt lợn. Vì vậy nên dùng nước lạnh rửa sạch thịt.
Nhiều người cho rằng tự nấu ăn sẽ vô cùng an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu nấu ăn theo cách này, có thể khiến bạn...
Nguồn: [Link nguồn]