4 người mắc ung thư đường tiêu hóa được phẫu thuật thành công bằng robot

Sự kiện: Ung thư

Các bác sĩ Bệnh viện K và đoàn chuyên gia đã cùng thực hiện phẫu thuật thành công 4 ca bệnh ung thư đường tiêu hoá bằng kỹ thuật hiện đại.

Ngày 23/2, PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện K thông tin, trong 4 ngày (19/2 đến 22/2), ekip các bác sĩ bệnh viện K cùng đoàn chuyên gia Bệnh viện Đại học Nagoya Nhật Bản đã thực hiện phẫu thuật thành công bằng robot hiện đại cho 4 bệnh nhân ung thư dạ dày và ung thư trực tràng, ung thư gan và ung thư thực quản.

GS.Shuji Takiguchi và PGS.TS Hiroyuki Sagawa cùng các bác sĩ Bệnh viện Đại học Nagoya Nhật Bản đều là chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật ung thư tiêu hóa. các chuyên gia Nhật Bản cùng PGS.TS Phạm Văn Bình.

Đoàn chuyên gia đã cùng thực hiện phẫu thuật thành công 4 ca bệnh ung thư đường tiêu hoá bằng kỹ thuật hiện đại.

Đoàn chuyên gia đã cùng thực hiện phẫu thuật thành công 4 ca bệnh ung thư đường tiêu hoá bằng kỹ thuật hiện đại.

Trường hợp đầu tiên là bệnh nhân nữ 66 tuổi, tiền sử khoẻ mạnh, bệnh nhân được chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn 3, thể trạng chung, chức năng gan thận tốt, đáp ứng chỉ định phẫu thuật nội soi robot. Chuyên gia bệnh viện K và chuyên gia Nhật Bản đã cùng hội chẩn đưa ra phương án phẫu thuật cho bệnh nhân đó là phẫu thuật nội soi bằng robot cắt gần toàn bộ dạ dày, nạo vét hạch. Đây là phương pháp mổ tiên tiến, xâm nhập tối thiểu ở trình độ cao nhất, giúp bệnh nhân hạn chế tối đa tổn thương, hồi phục nhanh sau mổ.

Trường hợp thứ hai là bệnh nhân nữ 67 tuổi, 1 tháng gần đây đại tiện ra máu, ăn ngủ kém, sút cân, nội soi thấy cách rìa hậu môn 4cm có khối u kích thước 3x3,5cm, chiếm gần nửa chu vi lòng ruột, được các bác sĩ chẩn đoán ung thư trực tràng thấp, bệnh nhân sau đó được phẫu thuật điều trị bằng robot thế hệ mới tại Bệnh viện K.

Trường hợp thứ ba là bệnh nhân nữ, 67 tuổi với chẩn đoán ung thư gan. Qua thăm khám và thực hiện làm các chỉ định xét nghiệm, chụp chiếu, bệnh nhân có u gan kích thước 4x5 cm, nằm vị trí hạ phân thuỳ II, sau đó bệnh nhân được hội chẩn với sự tư vấn của bác sĩ Bệnh viện K và Nhật Bản, ekip các bác sĩ nhận định bệnh nhân đáp ứng điều kiện để có thể tiến hành phẫu thuật nội soi bằng robot. Bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt gan hạ phân thuỳ II, sau mổ bệnh nhân ổn định.

Trường hợp thứ tư là bệnh nhân nam 59 tuổi, chẩn đoán ung thư thực quản 1/3 dưới cT3N0M0, đã được hóa xạ trị tiền phẫu, bệnh nhân được phẫu thuật robot cắt thực quản, nạo vét hạch hai vùng mở rộng, tạo hình bằng ống dạ dày.

Chiều nay (23/2), các bác sĩ cũng sẽ thực hiện thêm 1 ca phẫu thuật robot điều trị ung thư đường tiêu hóa.

PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc bệnh viện K cùng GS.Shuji Takiguchi, Giám đốc Hội phẫu thuật nội soi Nhật Bản nhấn mạnh: "Phẫu thuật robot điều trị ung thư tiêu hoá có nhiều ưu điểm hơn so với phẫu thuật mổ mở hay nội soi thông thường, đó là: hình ảnh quan sát rõ nét, các cánh tay robot có độ linh hoạt cao giúp thực hiện phẫu tích tỉ mỉ giúp phẫu thuật viên thao tác chính xác. Phương pháp phẫu thuật robot có nhiều ưu điểm vượt trội rõ ràng đó là: đảm bảo thẩm mỹ, sang chấn tối thiểu, không chảy máu, giảm đau tối đa, giảm thời gian nằm viện trong khi kết quả điều trị ung thư vẫn được đảm bảo."

Tại cơ sở Tân Triều, Bệnh viện K và Bệnh viện Đại học Nagoya Nhật Bản đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác đôi bên.

GS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K chia sẻ việc thực hiện ứng dụng các kĩ thuật mới hiện đại vào điều trị ung thư, đặc biệt là trong phẫu thuật điều trị đã mang lại bước tiến đáng kể cho người bệnh trong quá trình phục hồi, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DIỆU THU ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN