4 loại thuốc không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình khi giãn cách xã hội

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang bùng phát như hiện nay, tủ thuốc gia đình ngoài thuốc hạ sốt còn cần những loại nào để sử dụng ngay khi cần?

BS Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho rằng không phải chỉ đến dịch COVID-19 mà bình thường trong mỗi gia đình nên chuẩn bị sẵn những loại thuốc thiết yếu. 

Khi cần, gia đình có thể sử dụng ngay trong tình huống như ban đêm bị ốm, hoặc không thể tiếp cận ngay với dịch vụ y tế.

Với COVID-19, việc ra đường rất khó khăn nên việc chuẩn bị thuốc thiết yếu trong tủ thuốc gia đình càng trở nên quan trọng hơn.

Loại thuốc cơ bản đầu tiên cần phải có là thuốc hạ sốt. Các gia đình nên chuẩn bị cả thuốc hạ sốt cho người lớn và trẻ em. 

Loại thuốc hạ sốt mà các gia đình nên sử dụng là acetaminophen (thuốc paracetamol). Loại thuốc này có nhiều dạng: uống, đặt hậu môn, gói bột pha nước... Tùy thuộc vào lứa tuổi dành cho gia đình để chuẩn bị các chế phẩm phù hợp.

4 loại thuốc không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình khi giãn cách xã hội - 1

Với gia đình có trẻ em, nên chuẩn bị thuốc dạng bột để pha nước cho trẻ uống hoặc viên nang đặt hậu môn để dễ dàng hơn cho trẻ tiếp nhận thuốc đó. Thuốc này không cần bác sĩ chỉ định, chỉ cần sốt trên 38 độ C là có thể chủ động dùng thuốc.

Chúng ta có thể tính theo công thức đơn giản về liều dùng cho cả người lớn và trẻ em, đó là 10-15mg cho một kilogram cân nặng, nhân với cân nặng của chúng ta. Ví dụ một người 50kg thì uống được 1 viên 500 mg, người 75kg có thể uống 2 viên 500mg.

"Lưu ý thuốc này uống cách nhau 4-6 tiếng, không thể uống quá nhiều, một ngày tối đa 5 lần" - BS Hải Ninh cho biết nguyên nhân vì bên cạnh hiệu quả giảm sốt, giảm đau, thuốc có tác dụng phụ gây suy gan.

"Chúng tôi đã gặp rất nhiều bệnh nhân bị suy gan, ngộ độc gan vì uống thuốc paracetamol quá liều, quá trình điều trị rất phức tạp và đe dọa tử vong" - nữ bác sĩ cho biết.

Thứ hai là thuốc xịt mũi họng, nước muối sinh lý rửa mũi rửa họng, thuốc nhỏ mắt, các gia đình cũng nên chuẩn bị sẵn.

Thứ ba là các thuốc chống dị ứng. Hiện nay có nhiều thuốc chống dị ứng khác nhau, phổ biến là loại có tên gốc Loratadine hoặc Desloratadin. Người dân có thể dễ dàng hỏi ở các hiệu thuốc, không bắt buộc kê đơn của bác sĩ mà có thể chủ động mua.

Thứ tư là thuốc điều trị dạ dày. Vì trong thời gian giãn cách xã hội, chúng ta rất căng thẳng nên có thể nguy cơ cao xuất hiện những cơn đau dạ dày. Các thuốc dự phòng điều trị đau dạ dày, ví dụ thuốc ức chế ppi nên được dự trữ trong gia đình hỗ trợ xuất hiện triệu chứng khó chịu mà chưa đến mức nhập viện.

Bên cạnh đó, các thuốc thiết yếu cho bệnh nhân có bệnh mạn tính như huyết áp, tiểu đường, hen phế quản... phải đảm bảo có đủ thuốc đề phòng các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.

Hiện tại riêng với TP HCM, người dân được yêu cầu "ai ở đâu ở yên đấy", chính quyền thành phố, Bộ Y tế có rất nhiều cách để hỗ trợ người dân trong tiếp cận dịch vụ y tế. Mỗi đơn vị xã phường đều có trạm y tế và đường dây y tế, họ có thể hỗ trợ người dân khi có vấn đề sức khỏe.

"Hiện nay cũng có đội y tế lưu động, hình thức rất mới, các anh chị đó có thể hỗ trợ" - BS Ninh chia sẻ.

Thứ ba là có những đơn vị cung ứng thuốc online, nhà thuốc rất uy tín, hoặc dịch vụ cung ứng thuốc của đơn vị uy tín, chúng ta có thể liên hệ với đơn vị đó họ cung ứng cho mình. "Tất nhiên thuốc đó phải là thuốc thông thường, còn thuốc cần chỉ định thì phải có ý kiến của bác sĩ" - nữ bác sĩ khuyến cáo.

Mới: Danh mục 7 loại thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc COVID-19 tại nhà

Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm COVID-19 tại nhà vừa được Bộ Y tế ban hành gồm 7 loại và phải được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo T.Nguyên ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN