4 loại rau này ngấm ngầm làm tăng axit uric, những người bệnh gút nên hạn chế ăn
Trong những năm gần đây, bệnh gút đang dần trở thành căn bệnh phổ biến của giới giàu có.
Biểu hiện cụ thể của tăng axit uric là gì?
1. Đi tiểu khó
Khi axit uric tăng cao, các tinh thể axit uric sẽ tích tụ lại trong thận khiến chức năng thận giảm sút, dẫn đến các triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu buốt, nước tiểu có bọt,…
2. Khát nước
Purine trong cơ thể con người được chuyển hóa thông qua quá trình tuần hoàn nước, nếu acid uric cao thì cơ thể sẽ chuyển hóa purine và mất nước, gây ra tình trạng khô miệng. Kết quả là nhiều người thường bị khát nước giữa đêm khi đang ngủ. Nếu dấu hiệu này xảy ra thường xuyên, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
3. Phù toàn thân
Axit uric cao có thể gây rối loạn chức năng thận. Các vấn đề về thận có thể khiến cơ thể bị phù nề. Khi ngủ vào ban đêm, nồng độ axit uric trong cơ thể cao nhất. Nếu nồng độ axit uric quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của thận, dẫn đến tích nước trong cơ thể, làm xuất hiện bọng mắt, sưng bàn chân, mắt và mặt.
Như chúng ta đã biết, người bị bệnh gút không được hút thuốc, uống rượu,… và không được ăn các loại thực phẩm có hàm lượng purin cao, chẳng hạn như nội tạng động vật và hải sản. Ngoài ra, có một số loại rau cũng chứa nhiều purin, có thể làm bệnh trầm trọng hơn nếu ăn không cẩn thận.
4 loại rau người bệnh gút không nên ăn
Nấm
Nấm đông cô, nấm kim châm, nấm rơm đều là những loại rau được nhiều người thích ăn. Nấm có hương vị rất ngon và giàu dinh dưỡng nhưng hàm lượng purin trong đó cũng rất cao, 100gr nấm chứa tới 214,5 mg purin.
Mùi tây
Mùi tây là một loại rau thơm, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu caroten và nguyên tố vi lượng selen. Mùi tây chủ yếu được sử dụng để làm hương liệu, nước sốt salad hoặc trang trí trong món ăn. Ngoài ra, mùi tây còn có thể loại bỏ hơi thở có mùi sau khi ăn hành, tỏi. Tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng mùi tây lại chứa nhiều purin, bệnh nhân gút không nên ăn.
Măng tây
Măng tây rất giàu vitamin B, vitamin A, axit folic, selen, sắt, mangan, kẽm và các nguyên tố vi lượng khác. Măng tây chứa nhiều loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người. Tuy nhiên, măng tây cũng chứa nhiều thành phần purin cao. Bên cạnh đó, măng tây tươi chứa nhiều axit oxalic không hòa tan dễ khiến axit uric tăng cao nên người bị bệnh gút không nên ăn.
Cải bó xôi
Cải bó xôi rất giàu hàm lượng các chất carotenoid, vitamin C, vitamin K,… và là thực phẩm tốt cho cơ thể con người. Tuy nhiên, do trong cải bó xôi chứa nhiều axit oxalic có thể gây ra hạt tophi ở người bị bệnh gút nên những người mắc bệnh này không nên ăn.
Một số biến chứng sức khỏe có thể phát sinh do tăng axit uric máu bao gồm bệnh gút, bệnh thận, tiểu đường và các vấn đề tim mạch.
Nguồn: [Link nguồn]