4 loại nước uống có thể gây hại sức khỏe mà nhà nào cũng dùng

Ngoài nước ngọt và nước có gas, bạn nên cẩn trọng khi sử dụng một trong bốn loại nước sau vì chúng có thể gây nguy hại lớn cho sức khỏe.

Chúng ta đều biết thường xuyên uống nước ngọt và nước có gas làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên thực tế còn nhiều loại nước quen thuộc khác cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc, đe dọa đến cuộc sống của cả gia đình bạn. Dưới đây là 4 loại nước uống có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí gây ung thư mà nhà nào cũng có và sử dụng hàng ngày, cần tránh xa càng sớm càng tốt.

Nước luộc (nấu) rau

4 loại nước uống có thể gây hại sức khỏe mà nhà nào cũng dùng - 1

Rau củ bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nước luộc (nấu) rau có uống được hay không còn phụ thuộc vào loại rau đó là loại rau gì, đối tượng uống, liều lượng uống.

Nhiều loại củ, rau lá xanh có chứa lượng lớn nitrat, trong quá trình nấu, nitrat sẽ xâm nhập vào nước, dưới tác động của vi khuẩn… nó bị khử thành nitrit. Tiêu thụ quá nhiều nitrit có thể gây ngộ độc, lâu dài làm tăng nguy cơ ung thư.

Với trẻ em, hệ miễn dịch còn non yếu do đó trẻ uống nước rau như vậy dễ bị ngộ độc hơn người lớn. Ngay cả người lớn cũng không nên dùng nước rau thay nước uống bình thường.

Ngoài nitrit, một số loại rau có hàm lượng axit oxalic cao như rau chân vịt, rau muống, củ cải, cải bẹ xanh, mướp đắng,... Nước của những loại rau này vì chứa axit oxalic nên có thể làm tăng nguy cơ tạo sỏi, không thích hợp để uống. Đó là chưa kể đến nguy cơ mua phải rau củ còn dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật thì việc uống nước luộc rau càng nguy hiểm.

Nước đun sôi để lâu

Đun sôi nước đúng cách là đun cho đến khi nước sôi mạnh và tiếp tục nấu trong 1 phút. Bảo quản đúng là đựng nước trong các hộp/chai đã được khử trùng, tránh mở nhiều lần và đặt ở những vị trí có nhiệt độ phòng không quá 21 độ C.

Tuy nhiên, với khí hậu ở Việt Nam, nhiệt độ thường xuyên trên 21 độ, cộng thêm việc bảo quản không đúng cách, nước dễ bị nhiễm bẩn. Nước là một chất không hỗ trợ vi trùng sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên nếu nước chứa trong các vật dụng không được vệ sinh thường xuyên hoặc không được che đậy cẩn thận thì có thể nhiễm vi sinh gây ngộ độc.

Do đó chúng ta chỉ nên dùng nước đun sôi trong vòng 24 giờ và để ngăn mát tủ lạnh, tránh ánh nắng trực tiếp. Trước khi cho vào ngăn mát tủ lạnh, phải để nước sôi nguội dần ở nhiệt độ phòng. Nước sôi để nguội nên được bảo quản trong các vật chứa sạch sẽ, được vệ sinh thường xuyên và có nắp đậy. Khi uống thì rót ra ly, tránh uống trực tiếp từ bình chứa, vật chứa.

Nước quá lạnh hoặc quá nóng

Uống nước quá lạnh hay quá nóng đều không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Uống nước quá lạnh hay quá nóng đều không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Nước nóng dễ làm bỏng khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày. Thường xuyên uống nước nóng và ăn đồ ăn nóng được coi là nguyên nhân vật lý gây ra bệnh ung thư đường tiêu hóa trên.

Tốt nhất bạn nên uống nước ấm, nhiệt độ khoảng 40 độ C. Nhiệt độ này gần với nhiệt độ của cơ thể người, sẽ giúp bạn cảm thấy rất dễ chịu.

Nước thô

Nguồn nước thô là nước chưa được xử lý kỹ để đảm bảo an toàn nên có thể còn chứa clo, vi khuẩn, trứng côn trùng, các chất hữu cơ còn sót lại… có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như ngộ độc, viêm dạ dày ruột cấp tính và một số bệnh truyền nhiễm. 

Nguồn: [Link nguồn]

Những loại nước không nên uống ngay khi thức dậy kẻo ”hại đủ đường” cho sức khoẻ

Tất cả chúng ta đều biết rằng, việc uống một ly nước ấm sau khi thức dậy sẽ giúp cơ thể sảng khoải, tỉnh táo và...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hoa ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN