4 cách đơn giản "đánh bay" chứng khó tiêu

Đầy bụng tuy không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó lại gây cho bạn một cảm giác khó chịu. Vậy làm sao để “đánh bay" chứng khó tiêu này?

Ợ nóng, đầy bụng, khó nuốt, khó tiêu, cảm giác nặng nề là nhóm triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn uống. Với những người thường xuyên gặp chứng khó tiêu, việc hỗ trợ ăn uống để dạ dày tiêu hóa tốt hơn được xem là cách thông mình hơn cả là việc ngăn chặn khó tiêu bằng thuốc.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị khó tiêu: do ăn những thực phẩm quá giàu tinh bột, chất xơ, đồ ăn có nhiều gia vị, uống nhiều chất kích thích, ăn vội vàng, không nhai kỹ, ăn không đúng bữa… Khó tiêu thường có những biểu hiệu như sau:

Bạn có cảm giác đầy bụng, đầy hơi, ậm ạch trong bụng, ợ chua, ợ nóng.
 
Bạn thường có cảm giác buồn nôn đặc biệt sau khi ăn, hoa mày chóng mặt, choáng váng, có trường hợp nặng còn nôn ra máu.

Nếu bạn bị chứng khó tiêu hoành hành, bạn có thể thử 4 phương pháp sau, đảm bảo đó là những cách làm an toàn và vô cùng hiệu quả.

Trong thực tế, hầu hết các bác sĩ dinh dưỡng đều khẳng định rằng việc ăn uống thiếu khoa học là thủ phạm thật sự dẫn đến chứng khó tiêu này. Vì vậy, cách đơn giản và tốt nhất đó là bạn cần phải thay đổi chế độ ăn uống của bản thân.

Thay đổi chế độ ăn uống của bản thân

Bước đầu tiên, bạn cần phải tránh ăn quá nhiều chất béo; chất kích thích (cà phê, sô cô la, nước uống có ga, rượu); các loại thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu mỡ.
 
Ngoài ra, bạn nên ăn ít hơn, chia nhỏ những bữa ăn của mình. Nếu trước đây bạn ăn 3 bữa chính thì giờ bạn có thể bố trí thành 5-6 bữa nhỏ hơn. Bữa ăn nhỏ hơn sẽ làm dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn và có thể sinh ít khí gây đầy hơi hơn.

4 cách đơn giản "đánh bay" chứng khó tiêu - 1

Nếu trước đây bạn ăn 3 bữa chính thì giờ bạn có thể bố trí lịch ăn uống của mình gồm 5 - 6 bữa. (Ảnh minh họa)

Khi ăn, bạn nên nhai thật kỹ thức ăn, nhai chậm, hạn chế ăn những thức ăn khó tiêu, hạn chế đồ ăn có quá nhiều gia vị: cay quá, chua quá…

Nên uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ (chất xơ có nhiều trong rau xanh và trái cây) vì điều này giúp hỗ trợ tiêu hoá. Ngoài ra có một số thực phẩm đặc trưng giúp bạn đánh bay chứng khó chịu này: Cam, chanh, gừng, nho, dầu đậu nành...

Bổ sung axit hydrochloric hợp lý

Hydrochloric axit được tìm thấy trong dịch dạ dày, đôi khi nó được gọi là axit dạ dày, chúng có tác dụng giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn. Khi thức ăn được đi vào dạ dày, axit được sản xuất nhiều hơn. Một nguyên nhân phổ biến của chứng khó tiêu là dạ dày tiết ít hoặc không tiết axit. Việc bổ sung hydrochloric axit (HCl) có thể giúp bạn giảm nhanh chứng này. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Bổ sung các enzym tiêu hóa

Thiếu men tiêu hoá từ tuyến tụy là một nguyên nhân khiến bạn bị chứng khó tiêu hoành hành. Bình thường khi ợ nóng, đầy hơi và khó chịu, bạn sẽ thấy bụng ậm ạch, nóng ran lên. Các enzyme lactase hỗ trợ tiêu hóa có dưới dạng chất lỏng và dạng viên mà bạn có thể lựa chọn.

4 cách đơn giản "đánh bay" chứng khó tiêu - 2

Bạn có thể uống trà bạc hà, trà gừng, điều này cũng có thể giúp cải thiện các triệu chứng đầy hơi.

Enzim tiêu hóa rất hữu ích trong việc điều trị đầy hơi bởi các vi khuẩn thân thiện này sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm các triệu chứng đầy hơi, đặc biệt là ở những người gặp tình trạng này trong suốt một thời gian dài.

Sử dụng tinh dầu bạc hà hợp lý

Một sản phẩm tự nhiên có giá trị cao trong việc điều trị chứng khó tiêu là tinh dầu bạc hà. Trà bạc hà có công dụng lợi tiểu mạnh và trợ giúp tiêu hóa bằng cách tiêu hủy mỡ thừa.
 
Bổ sung bạc hà đã được chứng minh là một cách khá hữu ích trong việc cải thiện chức năng tiêu hóa ở những người bị hội chứng ruột kích thích, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn chức năng thông thường của ruột già. Gồm các hiện tượng đau bụng, chức năng ruột bị thay đổi, táo bón, tiêu chảy, tăng tiết chất nhầy ruột, các triệu chứng khó tiêu (đầy hơi, buồn nôn, chán ăn), và mức độ khác nhau của sự lo lắng hoặc trầm cảm.

Ngoài ra, bạn có thể uống trà bạc hà, trà gừng, điều này cũng có thể giúp cải thiện các triệu chứng đầy hơi.

Tuy nhiên, nếu bạn đã thực hiện tất cả những biện pháp nói trên mà không thể cải thiện tình hình, bạn cần được bác sĩ thăm khám, để biết chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Dung (Trí Thức Trẻ)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN