4 bài tập vừa giúp giảm đau nhức ở thai phụ vừa tốt cho thai nhi
Các chuyên gia cho biết, những bài tập thể dục đơn giản hàng ngày trong thời gian mang thai vừa giúp thai phụ khỏe mạnh về thể chất, thoải mái về tinh thần vừa giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện nhất.
Theo thông tin trong bộ tài liệu hướng dẫn chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em do Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em phát hành, các bài tập thể dục dành cho phụ nữ mang thai không chỉ giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn mà nó còn là lựa chọn tối ưu để thúc đẩy lưu thông máu, giúp ngăn ngừa đau lưng, phù và táo bón trong thai kỳ.
Bên cạnh đó, việc thai phụ tập thể dục đều đặn rất có lợi cho thai nhi trong bụng, giúp em bé được thư giãn, thoải mái, tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, từ đó, giúp bé lớn lên khỏe mạnh từ trong bụng mẹ.
Ảnh minh họa
Các chuyên gia cho biết, thông thường, thời điểm lý tưởng cho các bài tập thể dục dành cho bà bầu sẽ được tiến hành từ tuần thai thứ 16 – khi thai nghén đã bắt đầu ổn định. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa của từng thai phụ mà việc tập thể dục diễn ra sớm hay muộn. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào.
Dưới đây là 4 bài tập thể dục dành cho bà bầu được gợi ý trong bộ tài liệu hướng dẫn chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em:
1. Bài tập chân:
- Nằm ngửa, co hai đầu gối lên và duỗi một chân lên cao
- Giữ nguyên tư thế trên, co duỗi khớp cổ chân vài lần
- Gập đầu gối của chân đang duỗi và từ từ hạ chân xuống
- Thay đổi lần lượt cả hai chân
Tác dụng: Bài tập này giúp lưu thông máu ở chân; phòng ngừa chứng giãn tĩnh mạch và chứng phù nề ở thai phụ.
2. Bài tập cơ bụng:
- Tư thế: Quỳ hai chân và chống hai tay xuống, đẩy cong lưng lên và hóp bụng vào. Từ từ hạ lưng xuống, thư giãn trong tư thế trung gian, đồng thời thở ra và nâng mặt lên.
- Chú ý động tác này, khuỷu tay phải được giữ thẳng, không được cong.
Thai phụ duy trì bài tập này đều đặn sẽ giúp phòng và giảm bớt tình trạng đau lưng khi mang thai gây ra.
3. Bài tập khớp hông:
- Ngồi bắt chéo chân, lưng thẳng và vai mở rộng, đặt tay lên đầu gối và ấn nhẹ xuống (giống ngồi thiền).
Tư thế này sẽ giúp làm mềm các cơ xung quanh âm đạo, hậu môn, niệu đạo, làm giảm đau nhức ở các bộ phận này.
4. Bài tập xương chậu:
Vặn eo:
- Đứng thẳng, thở ra đồng thời xoay khớp gối về bên trái. Trở về vị trí ban đầu và xoay khớp gối về phía bên phải.
- Nâng chân trái lên, giữ vị trí xương chậu thẳng, sau đó duỗi chân trái ra và chú ý giữ các khớp chân.
- Thay đổi luân phiên giữa hai chân
Uốn cong lưng:
- Nằm ngửa và cong hai đầu gối. Hai chân để cách nhau một khoảng bằng chiều rộng của hông. Hai lòng bàn tay đặt trên mặt đất.
- Nâng lưng lên đồng thời thở ra. Giữ nguyên tư thế đó 10 giây khi vẫn đang thở ra. Sau đó chậm rãi trở lại tư thế ban đầu.
Với hai tư thế vặn eo và uốn cong lưng sẽ giúp co chặt các cơ mông và cơ mu cụt, phòng tránh tình trạng đau lưng khi mang thai.
Với những bài tập trị liệu không những làm cho bạn khỏe mạnh, dẻo dai hơn mà còn giúp tinh thần bạn thoải mái, nâng...