30 tuổi trở lên, cẩn thận với căn bệnh ung thư ‘sát thủ’ phái đẹp
Mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 4.200 ca mắc mới và có hơn 2.400 ca tử vong vì ung thư cổ tử cung. Đây là một trong những bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên.
Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào đầu tháng 2/2019 cũng cho thấy, chỉ trong năm 2018, cả thế giới ghi nhận 570.000 ca mắc ung thư cổ tử cung. Mỗi năm, căn bệnh này cướp đi sinh mạng của trên 300.000 phụ nữ. Ảnh minh hoạ: Internet
Về căn bệnh ung thư hay xảy ra với phụ nữ, báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào đầu tháng 2/2019 cũng cho thấy, chỉ trong năm 2018, cả thế giới ghi nhận 570.000 ca mắc ung thư cổ tử cung. Mỗi năm, căn bệnh này cướp đi sinh mạng của trên 300.000 phụ nữ.
Riêng tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên. Đây là loại bệnh mà tế bào ung thư thường xuất phát từ vùng chuyển tiếp nơi tiếp nối tế bào biểu mô vẩy và tế bào biểu mô trụ của cổ tử cung.
Theo Ghi nhận ung thư 2018, Việt Nam có khoảng gần 4.200 ca mắc mới và có hơn 2.400 ca tử vong vì căn bệnh này. Bệnh nhân ung thư cổ tử cung phải chịu nhiều hậu quả nặng nề như suy giảm sức khỏe, có nguy cơ vô sinh, suy kiệt về tài chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và hạnh phúc gia đình.
Khi có những dấu hiệu bất thường trên cơ thể, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời. Ảnh minh hoạ: Internet
Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Những con số trên như hồi chuông cảnh báo để chị em phụ nữ quan tâm hơn đến sức khỏe của mình.
Các chuyên gia của Bệnh viện K cho hay, triệu chứng ung thư cổ tử cung thường khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Do đó, nhiều trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh nhân phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tử cung. Điều này nhiều khả năng tước bỏ quyền làm mẹ của người phụ nữ. Bệnh cũng có nguy cơ gây tử vong khi ở giai đoạn cuối.
Hơn 70% ca mắc ung thư cổ tử cung là do 2 chủng có nguy cơ cao HPV-16 và HPV-18. Ngoài HPV, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tình trạng hút thuốc, độ tuổi có thai lần đầu, tiền sử gia đình, chế độ ăn uống và thuốc tránh thai là yếu tố nguy cơ có thể mắc ung thư cổ tử cung, trong khi các nghiên cứu khác cho thấy nhiễm Chlamydia không được điều trị và nhiễm HPV kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Các triệu chứng sớm của ung thư cổ tử cung bao gồm chảy máu bất thường hoặc bất thường âm đạo, đau khi quan hệ tình dục hoặc đau không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, tiết dịch âm đạo, tăng tần số tiết niệu hoặc đau khi đi tiểu. Nếu có những bất thường này, nên sớm làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Phụ nữ từ 21-65 tuổi nên xét nghiệm mỗi năm 1 lần, theo Cơ quan phòng bệnh Mỹ.
Theo thống kê trong năm 2018, tại Việt Nam, có khoảng hơn 4.000 phụ nữ được phát hiện bệnh, trong đó, đa phần là những...