3 tiêu chí lâm sàng trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà và dấu hiệu chuyển nặng

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Khi trẻ điều trị COVID-19 tại nhà phải có bố, mẹ, người thân... có khả năng chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ.

3 tiêu chí lâm sàng trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà

Theo "Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19" do Bộ Y tế ban hành, có 3 tiêu chí lâm sàng trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà.

- Trẻ em ≤ 16 tuổi mắc COVID được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện.

- Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không khó thở, không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở bình thường theo tuổi).

Chăm sóc trẻ mắc COVID-19. 

Chăm sóc trẻ mắc COVID-19. 

- Không có bệnh nền hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

Đồng thời phải có bố, mẹ, người thân... có khả năng chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ (gọi chung là người chăm sóc), có khả năng liên lạc với nhân viên y tế (qua các phương tiện như điện thoại, máy tính...) để được nhân viên y tế theo dõi, giám sát và xử trí khi có tình trạng cấp cứu.

Xét nghiệm để kết thúc cách ly đối với trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế thời gian cách ly, điều trị đủ 7 ngày và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính virus SARS-CoV-2 do nhân viên y tế thực hiện hoặc do người chăm sóc, trẻ tự thực hiện tại nhà.

Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vắc-xin phòng COVID-19 theo quy định.

Tại Hướng dẫn mới về chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em do Bộ Y tế vừa ban hành trẻ em mắc COVID-19 mức độ nhẹ có thể lựa chọn phương pháp điều trị không dùng thuốc như sau:

- Nằm phòng cách ly, hoặc theo hướng dẫn cách ly tại nhà của Bộ Y tế.

- Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 02 tuổi.

- Uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol.

- Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.

- Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.

- Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).

- Theo dõi:

+ Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt

+ Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.

Khai báo y tế hằng ngày (qua điện thoại hoặc phần mềm qui định), báo nhân viên y tế khi có triệu chứng bất thường

Triệu chứng bất thường cần báo nhân viên y tế

- Sốt > 38 độ C - Tức ngực

- Đau rát họng, ho - Cảm giác khó thở

- Tiêu chảy - SpO2 < 96%

- Trẻ mệt, không chịu chơi - Ăn/bú kém

Dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

- Thở nhanh

- Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống

- Khó thở, cánh mũi phập phồng

- Tím tái môi đầu chi

- Rút lõm lồng ngực

- SpO2 < 95%.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ Y tế hướng dẫn cha mẹ về sử dụng thuốc cần thiết cho trẻ mắc COVID-19

Bộ Y tế hướng dẫn liều lượng thuốc paracetamol cho trẻ em theo tuổi (chỉ dùng khi không biết cân nặng – tối ưu nhất là tính liều theo cân nặng của trẻ).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN