3 sai lầm phổ biến khiến khi đo đường huyết cho kết quả thiếu chính xác, đây là 4 thời điểm đo chuẩn nhất khi mắc bệnh tiểu đường
Chỉ số đường huyết thay đổi liên tục thay đổi trong ngày. Vì vậy, với người bệnh cần phải theo dõi một cách thường xuyên và đều đặn.
Với người mắc tiểu đường thì việc kiểm tra hàm lượng đường huyết định kỳ là rất cần thiết, nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc theo dõi, điều trị và phòng ngừa những biến chứng nặng có thể xảy ra của bệnh tiểu đường.
Căn cứ vào kết quả đo đường huyết, người bệnh có thể xem xét làm cơ sở để điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện hàng ngày để không để đường huyết quá cao hoặc quá thấp. Bởi chỉ số đường huyết tăng hay giảm đột ngột có thể làm tăng nguy cơ suy các cơ quan, hôn mê, tổn thương não thậm chí là tử vong.
Ở những người bị tăng đường huyết mãn tính mà không phát hiện kịp thời để điều trị có thể gây những tổn thương đến các cơ quan như mắt, tim, thận, mạch máu và dây thần kinh.
Ảnh minh họa
Nên đo đường huyết bao lâu một lần, đo lúc nào là chính xác nhất?
Chỉ số đường huyết thay đổi liên tục thay đổi trong ngày. Vì vậy, với người bệnh cần phải theo dõi một cách thường xuyên và đều đặn. Chỉ số đường huyết trước khi ăn, lúc vừa ăn xong hay ở bất cứ thời điểm nào trong ngày đều có sự chênh lệch rõ rệt.
Khi mới thức giấc: Mức đường huyết tốt nhất dao động từ 90 đến 130 mg/dl.
Ngay trước khi ăn: Đường huyết nên dao động trong khoảng 70 đến 130 mg/dl.
Sau khi ăn khoảng 2 giờ: Lúc này lượng đường huyết nên ở mức dưới 180 mg/dl.
Trước khi đi ngủ: Mức đường huyết tốt nhất chỉ nên dao động trong khoảng từ 110 đến 150 mg/dl.
Theo khuyến cáo, với người khỏe mạnh sau tuổi 45 bạn cần đo đường huyết định kỳ 3 năm 1 lần. Đến kỳ đo đường huyết, bạn nên kiểm tra ít nhất 2 lần trong ngày. Tuy nhiên bạn nên đo nhiều lần hơn, tối đa là 10 lần.
3 sai lầm phổ biến khiến kết quả đo thiếu chính xác
Các bước sử dụng máy đo đường huyết. Ảnh minh họa
Không rửa tay khi đo đường huyết
Bác sĩ Dung cho biết, không rửa tay thường xuyên không chỉ đối diện nguy cơ ngộ độc thực phẩm, mắc bệnh truyền nhiễm mà còn nguy hiểm khi đo đường huyết. Nếu để tay bẩn đo đường huyết thì kết quả kiểm tra không chính xác, thậm chí bị thay đổi do sai số. Trước khi đo đường huyết, người bệnh nên rửa sạch tay bằng xà phòng và lau tay thật khô bằng khăn sạch. Sau đó, người bệnh sát khuẩn vị trí đầu ngón tay bằng cồn, để khô tự nhiên trước khi đo đường huyết.
Dùng chung que hay máy của người khác
Người bệnh tuyệt đối không dùng que hay máy của người khác để tránh nhiễm trùng và các bệnh lây qua đường máu; chú ý cách sử dụng que thử đường huyết trên giấy hướng dẫn. Kết quả không chính xác còn do người bệnh sử dụng que thử bị hư do bảo quản trong môi trường không phù hợp, bị rách, dơ hoặc đặt que vào máy không đúng vị trí.
Cho máu vào que thử không đủ
Một số người bệnh thường không cho đủ lượng máu cần xét nghiệm vào que thử, dẫn đến kết quả đo đường huyết không chính xác. Để da chạm vào vùng thấm máu sẽ ảnh hưởng đến kết quả.
Khi bắt đầu đo đường huyết tại nhà, người bệnh vuốt nhẹ từ gốc đến đầu ngón tay; đặt kim chích ở mép ngoài cạnh đầu ngón tay và bấm chích máu. Vuốt và nặn nhẹ sao cho lấy đủ lượng máu xét nghiệm.
Làm gì để duy trì chỉ số đường huyết ổn định ở mức an toàn?
Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người nên tập các thói quen lành mạnh để duy trì đường huyết ổn định, hạn chế nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cũng như các vấn đề sức khỏe liên quan bằng các việc làm cụ thể sau:
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, cân đối
Với người khỏe mạnh, thành phần chất dinh dưỡng được khuyến nghị nên nạp vào mỗi ngày bao gồm: Glucid 50 - 60%, lipit 20 - 30%, protid 15 - 20% (dựa trên tổng lượng calo trong ngày). Nên ăn đủ 3 bữa, không bỏ qua bữa sáng, kết hợp nhiều loại hạt và trái cây để ổn định đường huyết, nâng cao sức khỏe.
Tập thể dục thường xuyên
Các nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ cần bạn tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 buổi/tuần, các chỉ số đường huyết, huyết áp và tim mạch đều được duy trì ở mức khỏe mạnh. Với bệnh nhân tiểu đường, việc đổ mồ hôi khi luyện tập là cách để đường huyết ổn định ở mức an toàn, ngoài ra cũng giúp tế bào trong cơ thể nhạy cảm hơn với insulin.
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa có tác dụng rất tốt trong việc giảm nguy cơ kháng insulin - loại hormone chuyển hóa đường trong máu. Vì thế, uống sữa mỗi ngày là cách để giảm nguy cơ tiểu đường cũng như bổ sung nhiều loại dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, bạn cần chú ý đến hàm lượng đường có trong sữa để điều chỉnh lượng sữa nạp vào cơ thể hàng ngày cho phù hợp.
Bổ sung nhiều rau xanh và quả mọng
Rau xanh và quả mọng là thực phẩm không thể thiếu đối với người bị tiểu đường. Nhóm các thực phẩm này có chứa nhiều anthocyanin có tác dụng kiểm soát đường huyết rất tốt, nhất là các loại quả như: dâu, nho, quả mọng,…
Nguồn: [Link nguồn]
Có nhiều loại bệnh tiểu đường và không có chế độ ăn kiêng dành cho bệnh tiểu đường 'phù hợp với tất cả' người bệnh tiểu đường. Dưới đây là lời khuyên của...