3 người trong 1 gia đình phát hiện ung thư tuyến giáp trong cùng 1 tháng, người trẻ nhất là 20 tuổi, bác sĩ đưa ra lời khuyên bổ ích

Nếu trong gia đình có người thân bị ung thư tuyến giáp, bạn cần chủ động thăm khám định kỳ để nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, sẽ có hướng điều trị kịp thời.

Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết vừa phẫu thuật điều trị ung thư tuyến giáp cho 2 bệnh nhân trẻ tuổi là người thân trong cùng một gia đình. 

Đây là một trường hợp khá đặc biệt, bệnh nhân là nam thanh niên, mới 20 tuổi trú tại Phú Thọ. Bệnh nhân cho biết, biết mẹ của anh đang điều trị ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện K (Hà Nội). Trong lúc đi chăm mẹ ốm, nam thanh niên cùng một người thân khác là mợ của mình tranh thủ kiểm tra sức khỏe cho yên tâm dù không có biểu hiện bệnh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, thật không may mắn, cả hai người đều có u tuyến giáp. Kết quả sinh thiết nghi ngờ ung thư tuyến giáp thể nhú. Ngay sau đó, hai bệnh nhân này đã về quê và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương. Như vậy, chỉ trong vòng một tháng, gia đình họ có 3 người cùng phát hiện bị ung thư tuyến giáp.

Khi tiếp nhận 2 bệnh nhân, các bác sĩ đã hội chẩn với các chuyên gia tại Bệnh viện K để đưa ra phác đồ điều trị. Sau đó, hai bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt thùy tuyến giáp qua đường tiền đình miệng kèm theo nạo vét hạch cổ trung tâm.

Theo bác sĩ Đặng Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, đối với những bệnh nhân trẻ tuổi, đây là phương pháp tối ưu nhất, tránh cho người bệnh nhân phải mang theo vết sẹo vùng cổ suốt đời như mổ mở thông thường, ảnh hưởng đến tâm lý trong cuộc sống và công việc. Trong khi đó hiệu quả điều trị vẫn tương đương, thời gian hồi phục sau mổ nhanh chóng.

Sau phẫu thuật, hiện tại tình trạng sức khỏe của hai bệnh nhân hoàn toàn ổn định và đã được ra viện, tiếp tục theo dõi thêm tại nhà.

Các bác sĩ khuyến cáo, tỷ lệ người dân mắc bệnh lý về tuyến giáp tại nước ta đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy, nếu có những biểu hiện bất thường, cần đến bệnh viện khám sớm để được điều trị kịp thời. Trong những gia đình có người thân bị ung thư tuyến giáp, cần chủ động thăm khám định kỳ để nếu phát hiện ra vấn đề bất thường nào cũng kịp thời điều trị.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư tuyến giáp

Phần lớn các trường hợp ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nghèo nàn, thường bị bỏ sót. Tuy nhiên, cũng có một số dấu hiệu điển hình như:

- Xuất hiện các hạch và khối u bất thường ở cổ, cổ bị sưng gây khó nuốt. Những khối u này thường cứng, thấy rõ bờ, chuyển động theo nhịp mỗi khi người bệnh nuốt. Ngược lại, các hạch lại mềm, nằm cùng bên với khối u và có thể di chuyển được.

- Thường xuyên bị khàn tiếng, thay đổi giọng nói, ho kéo dài mãi không khỏi, khó thở hoặc gặp các vấn đề khác liên quan tới hô hấp... 

- Ở giai đoạn phát triển sẽ nghiêm trọng hơn, khối u trở nên to và cứng hơn, nằm cố định tại vị trí trước cổ. Khi gia tăng kích thước, khối u sẽ chèn ép vào dây thanh quản và khí quản khiến cho bệnh nhân bị khó thở, khàn giọng, khò khè. Cổ họng luôn có cảm giác nghèn nghẹn, khó nuốt. Vùng da ở cổ bị thâm đỏ hoặc chảy máu...

Cách giúp phòng tránh ung thư tuyến giáp

Tránh tiếp xúc sớm với tia bức xạ: Hạn chế tiếp xúc với tia bức xạ ngay từ nhỏ. Trong trường hợp cần thiết phải tiếp xúc với bức xạ (ví dụ, chụp chiếu chẩn đoán hình ảnh), cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Cần hạn chế thức ăn giàu chất béo như thức ăn nhanh, đồ chiên rán. Nên bổ sung rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Cân bằng lượng iod trong cơ thể, bởi vì thiếu hay thừa iod đều không có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp. 

Duy trì cân nặng hợp lý: Thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh, thường xuyên vận động, thể dục, thể thao để duy trì cân nặng hợp lý, 

Chú ý đến các dấu hiệu, triệu chứng bất thường ở tuyến giáp: Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ ung thư tuyến giáp, không nên chủ quan, bỏ qua mà cần đến bệnh viện để được thăm khám và kiểm tra. Bên cạnh đó, khám sức khỏe tổng quát định kỳ cũng giúp sàng lọc, tầm soát ung thư tuyến giáp khi bệnh nhân chưa có bất kỳ biểu hiện nào, nhất là đối với những người có tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến giáp. Phát hiện sớm ung thư tuyến giáp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc chữa lành bệnh.  

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Làm gì để phòng ngừa ung thư tuyến giáp tái phát

- Ung thư tuyến giáp có tỷ lệ tái phát lên tới 30%, đặc biệt là ở vùng cổ có thể chiếm 80%. Những trường hợp còn lại là khi ung thư tuyến giáp đã di căn xa, tức là khi khối u lan rộng và xuất hiện ở các cơ quan, tổ chức khác trong cơ thể như xương, gan hoặc phổi,...

Ung thư tuyến giáp bất kể là nguyên phát hay tái phát đều có cơ hội điều trị được nếu được chẩn đoán sớm. Đối với các bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp và đã từng tiếp nhận điều trị thì cần theo dõi bệnh chặt chẽ và thường xuyên, đồng thời thực hiện tái khám theo theo lịch hẹn của bác sĩ. Việc này giúp người bệnh có thể phòng ngừa được tình trạng ung thư tái phát và hạn chế được các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh.

Nữ sinh 19 tuổi mắc ung thư tuyến giáp chỉ vì thường xuyên làm thói quen này, ai không có xin chúc mừng

Một trong những thói quen xấu dẫn đến ung thư tuyến giáp ở giới trẻ đó là thức khuya. Thức khuya dẫn đến rối loạn đồng hồ sinh học, sức đề kháng của cơ thể giảm sút,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN