3 người cùng đột quỵ, bác sĩ trắng đêm cấp cứu
Điều đáng nói, ngay sau khi các bác sĩ vừa can thiệp xong ca này, thì ca đột quỵ khác lại được chuyển đến.
Tối 17/4, BV E cho biết, đối với nhiều bác sĩ, điều dưỡng, ca trực đêm ngày 15/4 thật sự đáng nhớ. Bởi ngay trong đêm các bác sĩ đã cấp cứu thành công nhiều ca đột quỵ, giành lấy sự sống cho bệnh nhân.
Bệnh nhân may mắn đầu tiên là bệnh nhân nữ, 76 tuổi, ở phố Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội. Vào lúc 19h30, bệnh nhân đang xem thời sự cùng với gia đình thì có biểu hiện nói khó và yếu tay trái. 30 phút sau, gia đình đưa bệnh nhân vào cấp cứu tại Bệnh viện E với biểu hiện: nói ngọng, liệt mặt bên trái, liệt nửa người bên trái (tay, chân cơ lực 1/5).
Bác sĩ cấp cứu cho bệnh nhân bị đột quỵ.
Khai thác tiền sử, bệnh nhân bị rung nhĩ và bệnh basedown từ nhiều năm nay. Sau khi thăm khám, các bác sĩ nhận định, bệnh nhân có thể bị đột quỵ não cấp dưới 1 giờ.
Ngay lập tức, các bác sĩ trực khẩn trương khởi động quy trình “báo động đỏ” trong đột quỵ não cấp của Đơn vị đột quỵ can thiệp tim mạch, mạch máu cấp cứu với sự tham gia bởi các bác sĩ tại các chuyên khoa: can thiệp tim mạch, nội thần kinh, phẫu thuật thần kinh, chẩn đoán hình ảnh, hồi sức tích cực... Bệnh nhân được các bác sĩ trong Đơn vị này tiến hành tiêm tiêu sợi huyết.
Thời gian “cửa kim” là 15 phút (nghĩa là khoảng thời gian bệnh nhân từ khi vào viện đến khi tiêm thuốc).
Trên hệ thống chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA), các bác sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh tiến hành chụp cắt lớp dựng hình mạch não cho bệnh nhân và xác định chính xác vị trí tắc ở động mạch cảnh trong đoạn M1 bên phải và động mạch não giữa. Sau đó, các bác sĩ đã hút huyết khối gây tắc mạch não của bệnh nhân, dài khoảng 1,5 cm gây tắc hoàn toàn đoạn M1.
Các bác sĩ chụp lại hệ động mạch não cho bệnh nhân, thấy đã hoàn toàn tái thông. Sau can thiệp, bệnh nhân phục hồi nhanh, không còn nói ngọng, không bị liệt mặt, cơ lực tay trái, chân trái khôi phục lên 4/5.
Điều đáng nói, ngay sau khi các bác sĩ vừa can thiệp xong ca này thì Khoa Cấp cứu lại tiếp nhận một bệnh nhân nam, 71 tuổi, ở Giao Thủy, Nam Định chuyển lên trong đêm từ bệnh viện tuyến dưới vào lúc 2h sáng ngày 16/4 với tình trạng đau ngực điển hình của nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân được làm các xét nghiệm chiếu chụp cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim trước rộng trên nền bệnh mạn tính tăng huyết áp không điều trị và hút thuốc lào.
Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển sang phòng Hệ thống chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA) để chụp động mạch vành. Kết quả chụp động mạch vành cho thấy, tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước. Bệnh nhân được chỉ định can thiệp, các bác sĩ đã đặt 2 stent tái thông động mạch vành liên thất trước.
Bệnh nhân tiếp theo cũng là bệnh nhân nam, 68 tuổi, ở Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Đây là bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và điều trị theo dõi tại Bệnh viện E. Cách đây, 3 ngày bệnh nhân xuất hiện hiện tượng đau ngực trái và đã làm các xét nghiệm, điện tim phát hiện có dấu hiệu nhồi máu cơ tim cấp.
Ngay lập tức, các bác sĩ chuyển bệnh nhân sang phòng Hệ thống chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA) để can thiệp chụp mạch vành phát hiện hẹp nặng LAD và hẹp vành phải. Vì sức khỏe người bệnh, nên các bác sĩ cân nhắc và ưu tiên cấp cứu hẹp nặng LAD bằng đặt 2 stent trước và sau đó can thiệp hẹp vành phải cho bệnh nhân trong thời gian tới.
Theo ThS.BS Phạm Xuân Hiếu – Phó trưởng khoa Cấp cứu, Phụ trách Đơn vị đột quỵ can thiệp tim mạch, mạch máu cấp cứu, Bệnh viện E, đơn vị đột quỵ can thiệp tim mạch mạch máu cấp cứu cùng với hệ thống chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA) đưa vào hoạt động chưa được 1 tuần, nhưng đã thể hiện được tính ưu việt khi mỗi ngày đều cấp cứu thành công rất nhiều ca đột quỵ.
PGS.TS. Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ cách tập phục hồi chức năng và chế độ dinh...
Nguồn: [Link nguồn]