3 lời khuyên "vàng" và 7 thực phẩm được ví như "thần dược" hạ mỡ máu, nên sớm bổ sung vào thực đơn
Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu thường là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý...
Rối loạn mỡ máu, hay rối loạn chuyển hóa lipid máu là hiện tượng nồng độ chất béo trong cơ thể quá cao hay quá thấp so với bình thường. Rối loạn mỡ máu là một tình trạng khá phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu thường là do chế độ ăn uống không hợp lý, hoặc do sử dụng một số loại thuốc có thành phần làm tăng nồng độ triglyceride trong máu (thuốc estrogen, thuốc trị HIV...). Ngoài ra, những người có tiền sử gia đình bị rối loạn mỡ máu, hay các bệnh về tim mạch thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Rối loạn mỡ máu nếu không được điều trị kịp thời, mỡ máu đọng lại thành động mạch gây xơ vữa động mạch, thậm chí mắc các bệnh lý về tim mạch như suy tim, đột quỵ .....
Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc nhằm cân bằng lượng mỡ máu trong cơ thể, người bệnh cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh mỡ máu lưu ý:
- Nên duy trì uống nước đều đặn để cải thiện quá trình bài tiết, lọc bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
- Nên có chế độ ăn nhạt, kiêng kị những thực ăn có nồng độ chất béo cao.
- Tuyệt đối không ăn quá muộn hoặc ăn nhiều đạm vào buổi tối, vì buổi tối khó tiêu sẽ khiến tình trạng bệnh ngày một trầm trọng hơn.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung những thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh được hiệu quả hơn:
Ảnh minh họa
Cá biển sâu
Cá biển sâu rất giàu axit béo không bão hòa, có thể làm sạch chất thải trong mạch máu và ngăn ngừa huyết khối. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi axit béo Omega-3 đi vào cơ thể, chúng sẽ bị phân hủy thành EPA, chất này được gọi là "chất lọc máu". Nó có thể giúp thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể, làm giảm hàm lượng chất béo trung tính, ngăn ngừa kết tập tiểu cầu, giảm nguy cơ hình thành huyết khối và giữ cho máu trong hơn.
Các loại nấm, mộc nhĩ
Các loại nấm như nấm hương, mộc nhĩ đen, đều có các nhóm chất giúp làm giảm cholesterol máu bao gồm: Beta – glucan - một dạng chất xơ hòa tan có thể ngăn sự hấp thu cholesterol vào máu, Eritadenine - một hoạt chất có thể làm thay đổi quá trình chuyển hóa phospholipid tại gan và Mevinolin ức chế quá trình chuyển hóa cholesterol tại gan. Các thành phần này có thể có thành phần thay đổi khác nhau tùy thuộc vào từng loại nấm khác nhau.
Dưa chuột
Dưa chuột là thực phẩm có tác dụng hạn chế sự hấp thụ cholesterol trong cơ thể. Công dụng tuyệt vời này là nhờ vào một lượng lớn cellulose trong dưa chuột có thể ức chế carbohydrate chuyển thành chất béo trong quá trình chuyển hóa dinh dưỡng. Loại quả này đóng vai trò trong việc điều chỉnh quá trình trao đổi lipid. Ăn một quả dưa chuột mỗi ngày là một giải pháp tối ưu để ngăn ngừa mỡ máu.
Giá đỗ
Giá đỗ chính là một trong những loại thực phẩm có chức năng làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Đặc biệt, trong quá trình nảy mầm, lượng vitamin của giá đỗ tăng cao khoảng 67 lần so với hạt đậu ban đầu. Vitamin C có thể thúc đẩy sự bài tiết cholesterol và ngăn ngừa tích tụ thành động mạch. Giá đỗ cũng chứa rất nhiều chất xơ giúp cơ thể loại bỏ các chất cholesterol có hại cho cơ thể.
Hành tây
Hành tây là một trong số ít những loại thực phẩm có chứa prostaglandin A - một chất giúp giãn mạch, có thể làm mềm các mạch máu, giảm độ nhớt trong máu và tăng lưu lượng máu mạch vành, thúc đẩy huyết áp các chất khác bài tiết. Do đó, lipid trong máu cũng theo đó mà được đào thải ra ngoài.
Quả táo
Theo 1 cuốn sách về các thực phẩm chữa bệnh, chất xơ pectin có trong táo, với các thành phần khác như polyphenol chống oxy hóa, làm giảm mức độ cholesterol LDL không lành mạnh và làm chậm quá trình oxy hóa – đó là một yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch. Polyphenol thân thiện với tim cũng ngăn chặn các gốc tự do gây tổn thương cơ tim và mạch máu.
Các loại rau xanh
Trong rau xanh có chứa rất nhiều vitamin C có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu và phòng ngừa những chứng bệnh như xơ cứng động mạch. Ngoài ra, trong rau xanh còn có chứa chất xơ, người ăn nhiều rau thì lượng axit để phân giải được cholesterol trong phân tương đối cao. Từ đó giảm lượng cholesterol trong máu.
Nguồn: [Link nguồn]
Sử dụng quá nhiều chất béo trong bữa ăn hằng ngày như thịt bò, thịt bê, thịt lợn, trứng, sữa, các loại thực phẩm...