3 bài thuốc chữa đau dạ dày từ Đông y

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày. Trong đông y có những bài thuốc để chữa trị căn bệnh này.

Theo Đông y, nếu đau tức vùng thượng vị hông sườn xuất hiện sau khi uất giận căng thẳng là do "can khí uất kết nộ thương can". 

Nếu đau sau thượng vị do lo nghĩ nhiều, ăn uống kém, bụng đầy, cầu phân lỏng nát là "do tỳ hư can mà can khắc (phạm) tỳ vị". 

Nếu bụng hay đầy đau tăng, ấn đau tức, ợ hơi, đại tiểu tiện khó vì "ngoại tà" phép trị chủ yếu kiện tỳ, bình can, khai uất thông trệ…

Nếu vì tỳ hư trọng dụng vị bổ tỳ bình can, nếu do tình uất kết sơ can kiện tỳ. Nếu ăn kém trọng dụng vị kiện tỳ. Nếu can tỳ hư thấp nhiệt nên kiện tỳ, khai can uất thanh thấp nhiệt.

Chứng đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra.

Chứng đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra.

Dưới đây là 3 bài thuốc trị đau dạ dày:

1. Bài thuốc Tiêu giao gia giảm trị đau dạ dày

Nếu đau dạ dày với các biểu hiện đau tăng sau khi uất giận, dùng bài Tiêu giao gia giảm gồm: Sài hồ 12g, bạch thược 16g, đương quy 16g, bạch truật 12g, phục linh 16g, bạc hà 12g, trần bì 12g, đại táo 12g, cam thảo 4g, sinh khương12g.

Sắc hoặc làm hoàn uống. Nếu sắc ngày 1 thang, chia uống 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm. 

Hoặc hoàn viên bằng hạt ngô đồng, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 – 20 viên, uống với nước đun sôi còn ấm.

Sài hồ vị thuốc chủ dược trong bài thuốc Tiêu giao gia giảm trị đau dạ dày.

Sài hồ vị thuốc chủ dược trong bài thuốc Tiêu giao gia giảm trị đau dạ dày.

Tác dụng: Sơ can kiện tỳ, giải uất, điều hòa can tỳ… 

Bài này chủ yếu khai can uất, kiện tỳ, dưỡng huyết, điều hòa can tỳ.

 Khi can uất được giải, tỳ vị được kiện vận giúp tỳ vị vận hóa đào thải tốt không ứ trệ, từ đó tỳ sinh huyết... các chứng đau tức thượng vị, hông sườn, ợ chua, đắng miệng, đau đầu, chóng mặt, khó ngủ, các chứng liên quan đều tự giảm.

Giải phương:

- Sài hồ sơ can giải uất là chủ dược.

- Đương qui, bạch thược bổ huyết dưỡng can, hòa vinh.

- Phục linh, bạch truật, trần bì, sinh khương kiện tỳ hóa thấp.

- Bạc hà giúp can khai uất.

- Cam thảo hòa dược…

Gia giảm:

- Nếu hay giận dữ, đau hông sườn, gia hương phụ, mộc hương.

- Nếu người gầy âm huyết hư gia thục địa, hoặc sinh địa.

- Nếu người nóng, miệng khô khát, cầu táo khó, gia đơn bì, chi tử.

- Nếu nóng đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp gia hạ khô thảo.

- Nếu người mệt, sợ lạnh, khí hư gia đảng sâm, hoặc nhân sâm.

- Nếu phụ nữ gầy, huyết hư, có kinh đau bụng, gia thục địa, hoặc sinh địa.

- Nếu có u lành tuyến vú "nhũ nham" hoặc "phình giáp" gia bồ công anh 18g, bán chi liên 14g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g.

Kiêng kỵ: Chứng khí huyết thực nhiệt không nên dùng.

2. Bài thuốc Thống tả yếu phương gia giảm

Nếu đau dạ dày với các biểu hiện đau sau đợt phải suy nghĩ nhiều, ăn uống kém, bụng đầy, cầu phân lỏng nát dùng bài "Thống tả yếu phương gia giảm" gồm: Bạch truật 12g, trần bì 10g,  bạch thược 12g, phòng phong 10g, cam thảo 4g, đại táo 12g, sinh khương 12g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày.

Bạch truật vị thuốc chủ dược trong bài Thống tả yếu phương gia giảm trị đau dạ dày.

Bạch truật vị thuốc chủ dược trong bài Thống tả yếu phương gia giảm trị đau dạ dày.

Tác dụng:  Trị chứng ngực sườn bí đầy, ợ hơi, ăn kém, hay cáu giận, uất ức, tinh thần bị căng thẳng, sinh chứng đau bụng, tiêu chảy. Bài này dùng thích hợp chứng tỳ vị hư vận hóa kém hay sôi bụng, đầy bụng đi cầu, khi căng thẳng thần kinh đau tăng.

Kiêng kỵ: Chứng can vị nhiệt miệng khô khát, uống nước nhiều.

3. Bài thuốc Tiêu giao hóa ứ thang

Nếu đau dạ dày với các biểu hiện bụng dưới hay đầy đau, ợ hơi, đại tiểu tiện khó, phối hợp bài Tiêu giao hóa ứ thang gồm: Đương quy 16g, xích thược sao 16g, xuyên khung 14g, thương truật 12g, phục linh 14g, sài hồ 12g, trần bì 12g, thanh bì 12g, xa tiền tử 12g, bán hạ 8g, chích thảo 6g, sinh khương 12g. Sắc hoặc làm hoàn uống. 

Sắc ngày 1 thang, chia 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

 Hoàn viên bằng hạt ngô đồng, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 – 20 viên, uống với nước đun sôi còn ấm.

Đương quy.

Đương quy.

Tác dụng: Kiện tỳ, khai can uất, thanh thấp nhiệt, tiêu ứ… 

Bài này còn dùng chữa chứng phụ nữ có khí hư bạch đới, chứng cổ trướng bụng to sườn đầy, đau, ăn kém, tiểu vàng, và chứng liên quan can tỳ hư thấp nhiệt.

Kiêng kỵ: Chứng thực nhiệt, miệng khô khát, cầu táo khó, tiểu buốt gắt.

Nguồn: [Link nguồn]

5 nguyên tắc ăn uống cho người bị viêm dạ dày, nên ”tuân thủ” để làm dịu cơn đau hiệu quả

Xây dựng chế độ ăn hợp lý chính là một trong những biện pháp làm dịu cơn đau hiệu quả nhất cho người bị viêm loét...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lương y Nguyễn Minh Phúc ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN