20-21 tuổi cũng có thể bị nhồi máu cơ tim - Ths.Bs Nguyễn Văn Hải cảnh báo người trẻ đừng chủ quan

"Nhồi máu cơ tim có thể gây tử vong nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời. Trước đây, bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi nhưng nay xuất hiện nhiều bệnh nhân mới chỉ ngoài 20." - Ths.Bs Nguyễn Văn Hải - Trưởng trung tâm Tim mạch can thiệp BVĐK Hồng Ngọc chia sẻ.

Mới đây, Ths.Bs Nguyễn Văn Hải vừa thực hiện thành công ca đặt 2 stent động mạch vành cứu sống nam thanh niên 36 tuổi vô tình phát hiện "nhồi máu cơ tim cấp", tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.

Quan niệm “tim mạch là bệnh của người già”

Lâu nay, nhiều người vẫn luôn quan niệm rằng người già mới bị bệnh tim mạch. Và bệnh nhân B.T.D, 36 tuổi, Hà Đông, Hà Nội cũng có suy nghĩ như vậy.

Vì bản thân còn trẻ khỏe nên anh không đi khám sức khỏe định kỳ dù gần đây có dấu hiệu đau tức ngực khi gắng sức nhiều, lại càng không nghĩ rằng mình còn trẻ mà lại có vấn đề về tim mạch. Chỉ khi nhận thấy các cơn đau tức ngực xuất hiện nhiều hơn với mức độ nặng, kèm theo khó thở, hụt hơi, anh mới đến Bệnh viện Hồng Ngọc thăm khám.

Sau khi khai thác tiền sử bệnh, được biết, anh mắc cao huyết áp nhiều năm nhưng không điều trị, cộng với với thói quen hút thuốc lá thường xuyên. Bên cạnh đó bố đẻ anh lại mắc bệnh động mạch vành rất nặng nên các bác sĩ nhanh chóng chỉ định thực hiện điện tâm đồ, xét nghiệm máu, siêu âm tim và chụp mạch vành dưới hệ thống máy số hóa xóa nền (DSA).

Hình ảnh động mạch mũ hẹp 99% của bệnh nhân B.T.D

Hình ảnh động mạch mũ hẹp 99% của bệnh nhân B.T.D

Kết quả chụp mạch cho thấy 2 trong 3 số động mạch vành nuôi tim bị hẹp nặng: động mạch mũ hẹp 99% đoạn 2, động mạch vành phải hẹp 90% đoạn 1. Anh B.T.D và gia đình được tư vấn kỹ lưỡng và ngay sau đó được tiến hành can thiệp đặt 2 stent với kích thước 2.75x24mm và 4.0x24mm tại 2 vị trí hẹp để khơi thông dòng chảy.

Ca can thiệp kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ dưới sự hỗ trợ của hệ thống máy chụp mạch số hóa xóa nền DSA tích hợp kỹ thuật siêu âm trong lòng mạch IVUS. Sau can thiệp, anh D hết đau ngực và có thể đi lại nhẹ nhàng trong phòng.

Động mạch mũ được khơi thông sau khi đặt stent

Động mạch mũ được khơi thông sau khi đặt stent

“Trước đây tôi nghĩ chỉ người già mới mắc bệnh tim mạch vì xung quanh mình những người bị nhồi máu cơ tim đều trên 50-60 tuổi. Không thể ngờ rằng mới ngoài 30, chỉ với triệu chứng đau tức ngực mà đã bị bệnh này. Cũng may là tôi chủ động đến khám kịp thời, nếu chủ quan để thêm một thời gian nữa, không biết có kịp đến bệnh viện hay không”. – Anh D chia sẻ

Trẻ cũng đừng chủ quan với nhồi máu cơ tim

Theo Ths.Bs Nguyễn Văn Hải - người trực tiếp thực hiện can thiệp đặt stent cho anh D: “Thông thường, đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lý tim mạch là những người trên 45 tuổi đối với nam và trên 50 tuổi đối với nữ. Tuy nhiên, bệnh lý này ngày càng trẻ hóa, không ít trường hợp mới chỉ ngoài 20 hoặc 30 tuổi, như anh B.T.D đã bị nhồi máu cơ tim.”

Ths.Bs Nguyễn Văn Hải, Trưởng trung tâm Tim mạch can thiệp - BVĐK Hồng Ngọc

Ths.Bs Nguyễn Văn Hải, Trưởng trung tâm Tim mạch can thiệp - BVĐK Hồng Ngọc

Bs Hải phân tích thêm: Ở người trẻ dưới 45 tuổi, hút thuốc lá là nguy cơ phổ biến nhất gây nhồi máu cơ tim (chiếm 65 - 92% so với 24 – 56% ở người trên 45 tuổi). Ngoài ra, các tác động từ chế độ sinh hoạt không khoa học, thiếu lành mạnh như lạm dụng thuốc tránh thai, sử dụng nhiều cocain và các yếu tố xã hội như stress, nóng giận… cũng làm tăng nguy cơ tổn thương động mạch vành gây nhồi máu cơ tim.

Đặc biệt hơn, tỷ lệ người trẻ bị bệnh động mạch vành có yếu tố tiền sử gia đình lên tới 41% (so với 28% và 12% ở nhóm tuổi trung niên và tuổi già). Bên cạnh đó con của những người có bệnh động mạch vành sẽ sớm xuất hiện các yếu tố nguy cơ tim mạch hơn người khác: béo phì, tăng cholesterol, đường máu, insulin, rối loạn chức năng nội mô và tăng độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh.

Vì vậy, để phòng tránh nhồi máu cơ tim, người trẻ tuổi cần thay đổi chế độ sinh hoạt một cách khoa học; không hút thuốc lá, thuốc lào; hạn chế rượu bia, chất kích thích; giữ cân nặng ở ổn định; xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý; tập luyện thể dục, vận động thường xuyên; giữ tinh thần thoải mái, tránh stress và nên khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/ năm để tầm soát bệnh từ sớm, tránh dẫn đến các trường hợp cấp cứu nguy hiểm.”

Ths.Bs Nguyễn Văn Hải - Trưởng trung tâm Tim mạch can thiệp BVĐK Hồng Ngọc

Hơn 10 năm kinh nghiệm về can thiệp tim mạch, đặc biệt là đặt stent tại các bệnh viện lớn:

- Nguyên Phó trưởng khoa Tim mạch BV Xanh Pôn Hà Nội

- Thực hành tim mạch can thiệp tại Viện Tim mạch Quốc gia (BV Bạch Mai)

- Chủ tịch hội đồng khoa học, Phó giám đốc bệnh viện, Trưởng khoa Nội tim mạch BVĐK Hợp Lực

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN