2 vợ chồng cùng bị ung thư phổi, hóa ra cơ thể đã lên tiếng nhắc nhở nhưng lại cứ mặc kệ
Nếu thấy tình trạng ho khan kéo dài, đặc biệt có liên quan tới một số thói quen xấu như hút thuốc, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra sớm .
Trang QQ đưa tin, Tiểu Quách và Tiểu Trương ở Trung Quốc là bạn thanh mai trúc mã. Sau khi nghỉ học cấp 2, họ cùng nhau đến thành phố lớn làm việc. Là thế hệ sau những năm 1980, họ vừa có tinh thần làm việc chăm chỉ của thế hệ cũ vừa có bộ não linh hoạt của thế hệ mới. Sau nhiều năm nỗ lực làm việc, cuối cùng họ cũng đã có được một cơ ngơi ổn định và một cậu con trai kháu khỉnh.
Cách đây 1 tháng, Tiểu Trương thỉnh thoảng có ho khan. Thế nhưng, cả 2 vợ chồng cho rằng là do hút thuốc lâu ngày, cùng với bệnh về khí quản nên mới bị như vậy. Họ cũng không quá quan tâm về vấn đề này.
Vào một ngày họ, Tiểu Trương cảm thấy khó chịu vì ho sau khi thức dậy, lúc này cơn ho dữ dội có kèm thêm một ít máu. 2 vợ chồng hoảng sợ vội vã đến bệnh viện khám. Sau khi có kết quả chụp CT ngực, cả hai chết lặng khi bác sĩ dự đoán Tiểu Trương bị ung thư phổi. Tiểu Quách nhất thời không hiểu được tại sao chồng mình sức khỏe tốt như vậy lại bị ung thư phổi khi còn quá trẻ.
Sau khi tìm hiểu, bác sĩ biết được rằng vì áp lực công việc cao, Tiểu Trương nghiện thuốc lá nặng từ năm 16 tuổi. Đã 24 năm trôi qua, cứ đều đặn mỗi ngày anh hút ít nhất cũng 1 gói thuốc. Ban đầu, Tiểu Quách cũng thuyết phục chồng mình nên bỏ thuốc lá, nhưng sau đó 2 người cãi nhau quá nhiều về vấn đề này nên cô đành bỏ qua.
Theo kết quả hình ảnh, các bác sĩ xác nhận Tiểu Trương là ung thư biểu mô tế bào vảy ở phổi, tiến triển thành ung thư phổi, có liên quan mật thiết đến đến việc hút thuốc. Lúc này, Tiểu Quách nghĩ đến việc cha mình cũng từng mất vì ung thư phổi nên muốn kiểm tra. Sau khi chụp CT ngực, điều đáng kinh ngạc nhất là cô cũng có khối u ở phổi.
Cả hai vợ chồng sinh năm 1980 đều mắc bệnh ung thư phổi.
Vì sao hút thuốc lá lại gây tổn thương phổi nặng nhất?
Thuốc lá chứa hàng trăm chất có hại, ung thư biểu mô tế bào vảy ở phổi đã được chứng minh là có liên quan mật thiết đến việc hút thuốc. Nếu bạn hút 20 điếu thuốc mỗi ngày trong 20 năm, xác suất phát triển ung thư phổi sẽ tăng gấp 20 lần. Ngoài ra, hút thuốc lá sẽ làm cho các lông mao trong phổi bị tấn công, khiến các chất độc hại không thể bị đào thải ra ngoài, lâu ngày sẽ đọng lại, đẩy nhanh quá trình tổn thương phổi. Nếu bạn bỏ thuốc lá, cơ quan túi mật sẽ hoạt động trở lại, chức năng phổi sẽ từ từ phục hồi.
Nếu nhận thấy cơ thể có một số dấu hiệu điển hình nhất này, bạn cần phải đi khám kịp thời:
1. Ho khan khó chịu
Trong thực tế lâm sàng, nhiều bệnh nhân ung thư phổi có dấu hiệu ho khan kéo dài. Điều này là do một khi khối u xuất hiện trong khí quản lớn, cơ thể sẽ “báo” cho chúng ta biết có dị vật thông qua phản xạ ho, lúc này chụp CT thường phát hiện ra ung thư phổi.
2. Có máu trong đờm
Đờm là chất bài tiết bình thường ở đường hô hấp của con người, đờm bình thường không có màu đỏ. Khi xuất hiện khối u ở phổi, một phần khối u bị hoại tử có thể gây ra hiện tượng lẫn máu trong đờm.
3. Sút cân, mệt mỏi và sốt
Một số bệnh nhân ung thư phổi thường có cảm giác ăn uống không ngon miệng dẫn đến sụt cân, mệt mỏi. Khối u gây ra tình trạng viêm trong cơ thể, dẫn tới hiện tượng sốt nhẹ kéo dài.
Trước đây, do hạn chế của các phương pháp phát hiện nên một khi phát hiện ung thư phổi thường đã ở giai đoạn cuối. Với sự cải tiến của công nghệ phát hiện, chụp CT ngực có thể tầm soát ung thư phổi giai đoạn đầu, hiệu quả điều trị khỏi bệnh giai đoạn này rất cao.
Đối với một số đối tượng đặc biệt sau đây, cần phải đi khám định kỳ hằng năm:
- Tuổi trên 45.
- Tiền sử hút thuốc hoặc tiếp xúc với các chất độc hại liên quan.
- Có tiền sử gia đình bị ung thư phổi.
Hút thuốc gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm, nhất là ở phổi. Khi phổi có vấn đề, ngoài những cơn ho thường thấy,...
Nguồn: [Link nguồn]