2 thời điểm dễ bị đột quỵ nhất trong mùa đông mọi người cần chú ý
Khi thời tiết lạnh, máu đặc và nhớt hơn, nếu không chú ý có thể dẫn tới một số bệnh về tim mạch xuất hiện.
Mùa đông là thời điểm cần đặc biệt chú ý tới tuần hoàn tim và phổi. Nhiệt độ lạnh dễ làm hưng phấn các dây thần kinh giao cảm, khiến huyết áp tăng. Hơn nữa, nhiệt độ thấp còn kích thích sự co thắt của dây thần kinh ngoại biên, khiến tim đập nhanh hơn, máu đặc hơn, dễ hình thành cục máu đông, gây ra các bệnh về tim mạch.
Bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc Lại Thuỵ Tân cho biết, để cải thiện quá trình tuần hoàn, bàn chân nhất định phải được ưu tiên hàng đầu. Bàn chân là nơi kết thúc của kinh mạch dương và là nơi bắt đầu của kinh mạch âm trong cơ thể. Thời tiết lạnh dễ khiến bàn chân bị lạnh hơn các bộ phận khác trên cơ thể. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, máu ở bàn chân sẽ tụ lại, dẫn lới máu trong cơ thể lưu thông kém, gây rối loạn vi tuần hoàn.
Ngoài ra, lòng bàn chân xa tim, máu cung cấp ít, lớp mỡ bề mặt mỏng, khả năng giữ nhiệt kém. Đặc biệt, nó có liên hệ thần kinh chặt chẽ với đường hô hấp trên, nhất là niêm mạc mũi. Do đó, một khi chân bị nhiễm lạnh có thể gây ra các bệnh về phế quản như nghẹt mũi, sổ mũi… Vì vậy, mọi người nên đi tất khi ngủ trong những ngày thời tiết lạnh.
2 thời điểm dễ bị đột quỵ nhất trong mùa đông
Bác sĩ Lại Thuỵ Tân cho biết thêm, vào mùa đông, lượng mồ hôi giảm, mũi ít bị khô nhưng bạn vẫn nên bổ sung đủ nước và uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước sẽ giúp tránh tình trạng máu đặc, dễ hình thành cục máu đông.
Ngoài ra bác sĩ Lại nhắc nhở, có 2 thời điểm dễ bị đột quỵ nhất trong mùa đông đó là sáng sớm và khi tắm. Người lớn tuổi và người có vấn đề về tim mạch cần chú ý giữ ấm cơ thể. Nhiệt độ trong nhà nên giữ mức cân bằng, tránh chênh lệch quá lớn, nếu cần thiết có thể sử dụng thêm lò sưởi. Tuy nhiên, khi sử dụng lò sưởi cần chú ý tới quá trình thông gió.
Dù mùa đông hay mùa hè, việc ngủ đủ giấc rất quan trọng vì nó giúp hồi phục lại dương khí. Đặc biệt, khi trời lạnh càng nên đi ngủ trước 10 giờ tối. Buổi sang sau khi thức dậy cần ngồi trên giường 5 phút trước khi đứng dậy rời khỏi giường. Khi đi ra ngoài, bạn nên làm ấm cơ thể trước để tránh cảm lạnh vào buổi sáng. Việc tập thể dục cũng nên hạn chế ra ngoài và tập quá sớm.
Điều cần lưu ý là không nên chơi các môn thể thao mùa đông quá cường độ cao. Đối với người trung niên và người cao tuổi, chỉ nên đi bộ hoặc tập Thái Cực Quyền, bài tập này giúp làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ rất hiệu quả.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch trong mùa đông cần chú ý chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Bác sĩ Lại Thuỵ Tân nhắc nhở rằng, nếu muốn bảo vệ tim mạch vào mùa đông cần tăng cường ăn các loại rau giàu chất xơ như mộc nhĩ, đậu bắp, mướp, cải bó xôi, ớt ngọt… Ngoài ra, nên ăn các loại ngũ cốc thô như gạo lứt, yến mạch, khoai lang… thay gạo trắng, bánh mì trắng. Khi cung cấp một lượng chất xơ đủ cho cơ thể cần sẽ giúp ổn định chỉ số huyết áp, lipid, đường huyết, ngăn chặn máu quá nhớt.
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, mộc nhĩ, tảo bẹ rất giàu chất chất xơ hòa tan trong nước, có thể làm giảm sự hấp thụ đường vào cơ thể, giúp ổn định lượng đường trong máu và mỡ máu.
Cá và các loại hạt rất giàu axit béo Omega-3. Axit béo omega-3 giúp giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, đồng thời có thể thúc đẩy sự giãn nở mạch máu, giảm huyết áp, phòng bệnh tim mạch.
Nguồn: [Link nguồn]
Những loại gia vị này “nhẵn mặt” trong căn bếp của phần lớn các gia đình, nó có thể âm thầm phá hủy mạch máu của...