2 người suy đa tạng, nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm ít người biết

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Cả hai bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng sốt kéo dài và tổn thương đa cơ quan: suy hô hấp, suy tuần hoàn, tổn thương gan, thận và ức chế tủy xương. Khoa Hồi sức truyền nhiễm.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận và điều trị thành công hai ca biến chứng suy đa tạng do sốt mò.

Trước đó, cả hai bệnh nhân đã được điều trị tích cực từ tuyến dưới nhưng không tìm ra nguyên nhân vi sinh gây bệnh, dẫn đến việc điều trị không hiệu quả. Khi chuyển lên Khoa Hồi sức truyền nhiễm, cả hai đều trong tình trạng suy đa tạng nghiêm trọng. Các bác sĩ đã phát hiện vết loét điển hình do sốt mò và tiến hành điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu (Doxycyclin), kết hợp với hỗ trợ suy tạng.

Để phòng tránh bệnh sốt mò, bác sĩ khuyến cáo người dân hạn chế các hoạt động tại khu vực rừng núi.

Để phòng tránh bệnh sốt mò, bác sĩ khuyến cáo người dân hạn chế các hoạt động tại khu vực rừng núi.

Sau quá trình điều trị, cả hai bệnh nhân đều đáp ứng tốt, hết sốt, các cơ quan dần hồi phục, và được xuất viện sau hai tuần.

Theo Ths.BS. Nguyễn Xuân Lâm (Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), các dấu hiệu gợi ý bệnh sốt mò bao gồm:

- Bệnh nhân có yếu tố dịch tễ như sinh sống hoặc đến những vùng rừng núi rậm rạp – nơi ấu trùng mò thường trú ẩn.

- Sốt kéo dài từ 10 đến 14 ngày mà không tìm thấy ổ nhiễm khuẩn rõ ràng.

- Sưng hạch ngoại vi, đặc biệt ở các vùng ẩm như nách và bẹn, kèm theo vết loét đặc trưng do mò đốt (vết loét tròn hoặc bầu dục, lõm, đóng vảy đen, không đau, không ngứa). Tuy nhiên, nhiều trường hợp không phát hiện được vết loét.

- Xét nghiệm cho thấy giảm tiểu cầu và enzyme gan transaminase tăng.

Để phòng tránh bệnh sốt mò, bác sĩ khuyến cáo người dân hạn chế các hoạt động tại khu vực rừng núi khi không cần thiết. Nếu phải làm việc hoặc sinh sống ở những vùng có nguy cơ cao, cần thực hiện các biện pháp bảo vệ như mặc quần áo kín, tẩm hóa chất diệt côn trùng lên quần áo và chăn màn, sử dụng thuốc xua đuổi côn trùng.

Theo các bác sĩ, nhiều trường hợp bị vết thương nhỏ như gai đâm, xước da, vết bỏng…nhưng chủ quan không điều trị, không tiêm phòng uốn ván dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN