2 mẹ con cùng bị ung thư, bất ngờ thủ phạm là những món ăn được nhiều gia đình yêu thích
Ngày nay nhiều người bị ung thư mà nguyên nhân của nó lại bắt nguồn từ những thói quen tưởng chừng như vô hại trong bữa ăn.
Bụng của trẻ thường rất yếu, hệ thống miễn dịch của chưa hoạt động mạnh nên việc ăn uống không lành lạnh sẽ rất gây hại cho cơ thể trẻ. Có một số món ăn mặc dù người lớn thì không sao, nhưng đối với trẻ lại không tốt. Chính thói quen ăn uống không khoa học của bố mẹ là nguyên nhân dẫn tới nhiều đứa trẻ bị ung thư sớm. Trong trường hợp 2 mẹ con sau đây là ví dụ điển hình.
Theo trang QQ, một người mẹ đơn thân ở Trung Quốc sau khi ly hôn đã gặp không ít khó khăn trong cuộc sống mưu sinh. Vì bận rộn nên người mẹ thường nấu nhiều thức ăn cùng một lúc và hâm lại để ăn nhiều ngày sau đó. Để tiết kiệm tiền cô cũng mua trái cây hư, ế với giá rất rẻ.
Thói quen ăn uống như vậy kéo dài rất lâu và 2 mẹ con thường như đã quá quen với điều đó. Vào một ngày nọ, cô cảm thấy bụng mình thường xuyên có những cơn đau thắt, thậm chí có lúc cơn đau khiến cô bất tỉnh. Cô nghĩ không có gì nghiêm trọng nhưng vẫn đến bệnh viện để kiểm tra. Tại đây, bác sĩ nhận thấy gan của cô đã bị tổn thương nghiêm trọng, nếu không điều trị ngay khả năng cao sẽ phát triển thành ung thư.
Trước khi giải thích thói quen sinh hoạt thường ngày, bác sĩ đề nghị người mẹ nên đưa con trai mình đến khám. Bác sĩ dự đoán rằng đứa trẻ cũng đang mắc căn bệnh giống mẹ mình.
Bác sĩ cho biết: “Thói quen ăn uống của 2 mẹ con không lành mạnh. Thực phẩm đã chín sẽ dần bị biến chất sau một thời gian dài lưu trữ. Chất aflatixin độc hại sẽ xâm nhiễm vào gan, phá vỡ hoạt động và chức năng của gan. Ngoài ra còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả lá lách”.
Những loại thực phẩm không nên để trẻ em ăn thường xuyên
1. Rau và thịt để qua đêm
Nhiều người thường có thói quen tiết kiệm, đặc biệt họ không nỡ đổ thức ăn thừa nên cất rồi hâm lại ăn vào ngày hôm sau. Điều đáng nói là rau và thịt để qua đêm sẽ tạo ra chất độc nitrite. Chất này khi tích tụ lại trong cơ thể ở mức độ nhất định, kết hợp với protein trong trong thức ăn sẽ tạo thành một chất gây ung thư có tên là nitrosamine. Nếu trẻ em tiêu thụ chất này trong thời gian dài sẽ gây hại cực kỳ cho cơ thể. Nitrosamine tăng gấp đôi nếu thực phẩm được bảo quản lạnh.
2. Ngũ cốc thô
Ảnh: Vanilla-and-spice.
Nếu ăn quá nhiều ngũ cốc thô sẽ dẫn tới chứng khó tiêu hóa. Về lâu dài sẽ làm hỏng lá lách và dạ dày của trẻ, gây ra đầy hơi, khó tiêu, tăng trưởng chậm lại.
3. Ăn canh cùng với cơm
Thói quen chan canh vào cơm có thể khiến việc ăn uống trở nên nhanh và dễ dàng hơn khi không cần phải nhai nhiều. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cho dịch trong dạ dày loãng hơn, không nhai thức ăn sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày hơn. Đối với trẻ em, thói quen này còn gây ra nhiều hiểm họa nghiêm trọng.
- Tạo cảm giác no nhanh, dẫn tới lượng dinh dưỡng mỗi bữa sẽ ít hơn. Trẻ có thể bị suy dinh dưỡng nếu ăn theo kiểu này.
- Ảnh hưởng đến chức năng nhai. Khi thức ăn không được nhai kỹ, nước bọt tiết ra giảm, các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu sẽ dần hình thành. Ngoài ra, không nhai kỹ sẽ ảnh hưởng đến lưu thông máu cục bộ và trào ngược bạch huyết, làm cho cơ mặt không đối xứng.
- Khi hành vi nhai giảm, hiệu ứng phản xạ tương ứng sẽ giảm, sau đó dịch tiêu hóa của dạ dày, tuyến tụy, gan, túi mật và các bộ phận khác bị giảm. Năng lượng cần cho hoạt động tiêu hóa bị thiếu hụt sẽ dẫn tới việc chán ăn.
- Gây ra các vấn đề về dạ dày. Không nhai cơm sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, một lượng lớn nước canh cũng sẽ làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa.
Nguồn: [Link nguồn]
Dù có lối sống lành mạnh nhưng thói quen ăn uống sai cũng khiến cho mầm bệnh ung thư phát triển nhanh chóng.