2 loại rượu ngâm uống hàng ngày vợ chồng cùng thăng hoa chốn phòng the
Trong y học cổ truyền từ xưa đã có dược tửu (rượu thuốc) chế biến từ cây cỏ, động vật rất phong phú, độc đáo nhằm bồi bổ sức khỏe, bổ dương, bổ âm, bổ huyết, bổ khí giúp đàn ông giữ vững phong độ chốn phòng the, cứ dùng là được vợ khen.
Dược tửu có từ bao giờ?
Rượu thuốc để bồi bổ dương khí cho đàn ông (và cả chữa bệnh) được gọi là dược tửu liệu pháp. Đàn ông dương suy, yếu yếu ển ển không phấn chấn được, hoặc phấn chấn được mà không đủ cương dương, hoặc có mà trên bảo dưới không nghe, hay không được lâu, hoặc lâu mà không có tinh, có tinh mà không có con... đều cần bồi bổ bằng dược tửu.
Dược tửu có từ bao giờ không rõ, nhưng có 2 phương rượu thuốc sớm nhất được ghi trong các y thư cổ là "Kê thỉ lễ" (Nội kinh) và "Hồng lam hoa tửu" (Kim quỹ yếu lược).
Dược tửu nhung hươu. Ảnh minh họa.
Công lực của dược tửu phụ thuộc vào rượu và thuốc (là những dược liệu, động vật, côn trùng... quý hiếm). Từ xưa rượu được coi là "đứng đầu trăm thứ thuốc", có công dụng tuyên tán dược lực, ôn thông khí huyết, sơ kinh hoạt lạc... Thứ cho vào ngâm rượu khác nhau sẽ tạo ra những loại dược tửu có công dụng khác nhau. Căn cứ vào số vị cho vào ngâm thì có 2 loại là rượu đơn (1 vị) và rượu kép (nhiều vị kết hợp).
Căn cứ vào công dụng dược tửu thì có 2 loại cơ bản là rượu bổ và rượu trị bệnh. Hoặc chia ra làm nhiều loại khác nhau như rượu bổ gân cốt, rượu bổ huyết, rượu bổ khí, rượu bổ dương, rượu bổ âm, rượu kiện tỳ, rượu thanh nhiệt lợi thấp, rượu giải cảm, rượu an thần, rượu khu phong...
Căn cứ vào cách dùng có thể chia ra làm 2 loại là dược tửu uống trong và dược tửu dùng ngoài. Vì dược tửu cũng là thuốc, nên phải tuân thủ 3 nguyên tắc là đúng bệnh, đúng người và đúng liều lượng.
Các loại dược tửu bổ âm, bổ dương, bổ huyết, bổ khí trước khi dùng cần phải được bác sĩ. lương y khám kỹ, chẩn đoán bệnh rồi mới chọn loại dược tửu phù hợp.
Ví như cùng là bệnh liệt dương nhưng người thuộc thể bệnh âm hư cần dùng dược tửu khác người thể bệnh dương hư.
Hay bồi bổ nâng cao sức khỏe phải xem tuổi tác, giới tính, thể chất… của người dùng, xác định phần nào trong cơ thể bị hư yếu (âm hư, dương hư, khí hư hay huyết hư) và tạng phủ nào cần bồi bổ (tâm, can, tỳ, phế, thận…), từ đó mới chọn và điều chế dược tửu phù hợp, có chất lượng. Nếu chẩn bệnh không đúng, dùng sai dược tửu thì không có tác dụng, thậm chí có thể gây hại.
Dược tửu nhung hươu kết hợp dược liệu khác. Ảnh minh họa.
Thực tế do bệnh trạng thường đan xen với nhau nên người ta hay phối hợp các loại dược tửu song bổ (như ích thọ tửu, cố bản địa hoàng tửu, khước lão tửu, trường xuân tửu, bổ khí dưỡng huyết tửu, dưỡng vinh tửu, sâm quy tửu, nhân sâm câu kỷ tửu, diên thọ tửu, bát trân tửu, thập toàn đại bổ tửu, phù nhược tiên phượng tửu… là sự kết hợp giữa thuốc bổ âm và bổ dương, hoặc bổ khí và bổ huyết.
Đang mùa thu hoạch nhung hươu - được coi là thượng dược trời ban, được cả đông y và tây y sử dụng như một bài thuốc quý, có công dụng tráng dương tư âm, dùng cho những người mắc chứng bất lực, khó thụ thai do chất lượng và số lượng tinh trùng suy giảm, giảm sút ham muốn và khoái cảm tình dục...
Sau đây là 2 dược tửu có nguyên liệu chính từ nhung hươu của Ths. BS Hoàng Khánh Toàn (nguyên Trưởng khoa đông y BV Trung ương Quân đội 108).
Nhung hươu dược tửu
Thành phần
- Nhung hươu 30g
- Kỷ tử 30g
- Rượu trắng 1000 ml.
Cách chế: Nhung hươu thái vụn đem ngâm với rượu trong bình kín, sau chừng 7 - 10 ngày là có thể dùng được.
Cách dùng: Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 10 - 20 ml.
Nhung hươu vị ngọt mặn, tính ấm nóng, có công năng đại bổ nguyên dương, sinh tinh cường cân nên có đủ khả năng giải quyết các chứng trạng này. Kỷ tử vị ngọt, tính mát, có công dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ can ích thận, dùng phối hợp nhằm mục đích tăng cường công năng bổ dưỡng và điều hoà bớt tính nhiệt táo của nhung hươu, khiến cho loại rượu này vừa bổ dương lại vừa dưỡng âm, có thể sử dụng rộng rãi cho mọi đối tượng.
Dược tửu tắc kè - nhung hươu có công dụng bổ thận tráng dương, bổ khí dưỡng huyết, tráng gân cường cốt... Ảnh minh họa.
Tắc kè nhung hươu tửu
Theo Đông y, tắc kè có tính ôn, vị mặn, có tác dụng tráng dương, bổ thận và kéo dài thời gian quan hệ. Đặc biệt, rượu tắc kè được xem là bài thuốc quý cho những người mắc chứng bệnh xuất tinh sớm. Nhưng để có được bình rượu tắc kè ngon phải biết cách ngâm và chế biến tốt.
Thành phần
- Tắc kè 50g
- Nhung hươu 10g
- Rượu trắng 2000 ml
Phối hợp với Nhục quế 20g, Nhục dung 20g, Tiên mao 20g, Phụ tử chế 20g, Đỗ trọng 20g, Cẩu tích 20g, Kỷ tử 20g, Toả dương 20g, Đẳng sâm 20g, Đại táo 20g, Đương quy 20g, Thục địa 20g, Sinh địa 20g, Hoài sơn 20g, Tục đoạn 20g, Ngưu tất 20g.
Các vị thuốc sấy khô, tán vụn, đựng trong túi vải rồi ngâm với rượu trắng, sau 20 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 - 20 ml.
Công dụng: Bổ thận tráng dương, bổ khí dưỡng huyết, tráng gân cường cốt, bình suyễn nạp khí, thường được dùng để bồi bổ cơ thể và chữa các chứng đau lưng do hư xương sụn cột sống, thoái hoá khớp gối, di tinh, liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục, hen phế quản thể thận hư giai đoạn ổn định…
Trong dân gian thường ngâm tắc kè trong bình thủy tinh lớn, sau đó tiến hành ngâm với tỷ lệ: 1 lít rượu (35 – 40 độ) với 2 đôi tắc kè sống đã mổ ruột hoặc tắc kè khô (2 cái, 2 đực), ngâm rượu tắc kè kết hợp cùng các vị thuốc khác để có hiệu quả cao.
Ngâm khoảng 20 ngày trở lên là có thể dùng được, nhưng ngâm càng lâu thì càng ngấm và dược tửu có mùi vị thơm ngon hơn. Nếu ngâm được từ 3 tháng trở lên mới dùng thì có mùi vị và chất lượng tốt nhất, nhiều tác dụng đối với sức khỏe nam giới.
Dược tửu (rượu thuốc) ngoài bồi bổ sức khỏe, nâng cao tuổi thọ, mạnh mẽ chốn phòng the thì còn có những loại dược tửu này trị được 9 nỗi niềm khó nói của cánh mày...
Nguồn: [Link nguồn]