2 bất thường ở chân cẩn thận do ung thư phổi “gõ cửa”, nên sớm tới bệnh viện
Cô Trương không ngờ rằng, những cơn đau nhức ở chân lại là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi.
Cô Trương (Trung Quốc) năm nay 42 tuổi, so với những người cùng lứa, cô sống rất kỷ luật, không thuốc lá, không bia rượu, hằng ngày đều tập thể dục nên sức khỏe rất tốt.
6 tháng trước, cô Trương bị sưng và đau ở chân. Cô nghĩ rằng, có thể mình do tập thể dục không đúng cách nhưng trong thời gian dài tình trạng vẫn không cải thiện.
Không còn cách nào khác, cô tới bệnh viện khám thì được thông báo mình bị ung thư phổi. Cô thắc mắc tại sao mình sống lành mạnh như vậy lại có thể mắc ung thư phổi?
Tại sao một số người không hút thuốc, không uống rượu lại bị ung thư phổi?
Theo số liệu do Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế công bố, 1,8 triệu người trên thế giới chết vì ung thư phổi vào năm 2020. Mặc dù hút thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi, nhưng không ít người dù không hút thuốc, không uống rượu vẫn trở thành mục tiêu của căn bệnh này.
Sự xuất hiện của ung thư phổi có liên quan đến nhiều yếu tố, chẳng hạn như di truyền, khói bếp, nghề nghiệp, hút thuốc thụ động… Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Đó là lý do tại sao một số người không hút thuốc và uống rượu cũng mắc phải loại ung thư này.
Ít ai biết được rằng, khói khi nấu nướng trong bếp sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở phụ nữ không hút thuốc lên 3,79 lần.
2 bất thường ở chân cảnh báo ung thư phổi xuất hiện
Theo thống kê, 70 - 80% bệnh nhân ung thư phổi khi đi khám có các triệu chứng rõ ràng, hầu hết đều đã ở giai đoạn giữa và cuối. Vậy tại sao khi phát hiện ra bệnh ung thư phổi lại ở trong giai đoạn này?
Các triệu chứng do ung thư phổi gây ra thường do khối u đã phát triển, nó chèn ép hoặc xâm lấn các cơ quan xung quanh. Thể tích phổi tương đối lớn nên các triệu chứng chèn ép ung thư phổi giai đoạn đầu không rõ ràng, khiến nhiều người chủ quan không quan tâm.
Khi khối u phát triển đến một mức độ nhất định, chèn ép vào phổi, khí quản và các cơ quan khác, các triệu chứng như tức ngực, ho, khó thở sẽ xuất hiện.
Đặc biệt, sau khi ung thư phổi phát tác, chân cũng có thể phát ra cảnh báo sớm. Nếu nhận thấy trên chân xuất hiện những bất thường sau, bạn cần phải chú ý.
1. Đau chân
Đau chân có thể dễ bị chẩn đoán nhầm là một vấn đề về khớp, nhưng ung thư phổi cũng có thể gây đau chân. Điều này là do khi các tế bào ung thư phổi phát triển, các tế bào ung thư có thể xâm lấn xương, gây đau khi kéo dãn cơ và đau chân.
2. Da chân bất thường
Sau khi chức năng phổi trở nên bất thường, khả năng hô hấp sẽ bị suy yếu, hàm lượng oxy trong máu sẽ giảm, không thể cung cấp oxy cho da và mô màng nhầy, điều này có thể khiến da trở nên nhợt nhạt hơn.
Do đó, nếu những người hút thuốc lâu năm có bất thường về da ở chân, tốt nhất nên thực hiện đến bệnh viện chụp CT phổi càng sớm càng tốt.
Ngoài một số triệu chứng bất thường ở chân, hầu hết bệnh nhân ung thư phổi sẽ có một số triệu chứng phổ biến như ho, khạc đờm ra máu, khàn tiếng, tức ngực và khó thở.
Những đối tượng thuộc nhóm người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi
Thay vì đợi đến khi phát hiện ung thư phổi mới điều trị, tốt nhất những người thuộc nhóm nguy cơ cao nên tầm soát và khám định kỳ thường xuyên.
Những người trong độ tuổi 50-74, hút thuốc hơn 30 gói mỗi năm, có tiền sử mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hút thuốc lá thụ động trong hơn 20 năm đều thuộc những nhóm có nguy cơ cao cho bệnh ung thư phổi. Dù là nhóm nguy cơ cao hay người bình thường cũng cần phải làm tốt công tác phòng chống ung thư phổi.
Các nhóm nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi hoặc những người có các triệu chứng liên quan đến ung thư phổi được khuyến cáo nên tiến hành chụp CT định kỳ để sớm phát hiện và điệu trị bệnh trong giai đoạn vàng, tỷ lệ sống sót nâng cao đáng kể.
Nguồn: [Link nguồn]
Bà Lý (Trung Quốc), 62 tuổi, gần đây cảm thấy bụng khó chịu, hơi thở bất thường nên đến bệnh viện nội soi dạ dày.