14 người tử vong do ngộ độc thực phẩm trong tháng 11

Chỉ trong tháng 11, cả nước xảy ra 46 vụ ngộ độc thực phẩm, 601 người bị ngộ độc, trong đó có 14 người tử vong.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong tháng 11/2022, cả nước đã xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm, 20 người bị ngộ độc (giảm 1 vụ ngộ độc và giảm 17 người bị ngộ độc so với tháng 10-2022) và 3 người tử vong.

Chỉ trong 11 tháng năm 2022, cả nước xảy ra 46 vụ ngộ độc thực phẩm, 601 người bị ngộ độc, trong đó có 14 người tử vong. Lợi dụng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng mạnh vào dịp lễ, Tết, một số cơ sở chế biến, kinh doanh hàng hóa thường tung ra thị trường các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng...

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Do đó, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, theo khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), người tiêu dùng nên quan tâm nhiều hơn đến chất lượng thực phẩm; cần thận trọng trong lựa chọn thực phẩm, chỉ mua sản phẩm rõ nguồn gốc, bảo đảm an toàn.

Ngoài ra, người dân không nên uống rượu khi không biết đó là rượu gì; không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân…

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, việc quan trọng nhất là phải chọn mua được thực phẩm an toàn.

Người dân cần tránh mua các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không có tem nhãn thông tin nhà phân phối, nhất là đối với bánh kẹo nhập khẩu.

Hãy tìm mua từ những thương hiệu uy tín từ cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại để được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm.

Với các loại rau, quả tươi phải giữ nguyên trạng thái tự nhiên, không dập nát, không có mùi lạ.

Người tiêu dùng cũng cần hết sức thận trọng với các loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt vì có thể những sản phẩm này có chứa phẩm màu, phụ gia độc hại cho sức khỏe.

Khi lựa chọn mua thực phẩm đóng hộp, đóng gói sẵn cần nhận diện thông tin về nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác đầy đủ rõ ràng trên sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh, thông tin về chất lượng, hướng dẫn bảo quản sử dụng, hạn sử dụng trên nhãn.

Mặt khác, không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc, đặc biệt là ngũ cốc, hạt có dầu có chứa độc tố vi nấm nguy hiểm...

Trong thời điểm cuối năm, cận Tết, người dân thường có xu hướng liên hoan, tiệc tùng nhiều, nên nguy cơ ngộ độc methanol, ngộ độc rượu bia rất cao.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ Y tế vào cuộc vụ hàng trăm học sinh và giáo viên ngộ độc thực phẩm

Ngày 21/11, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm khiến hàng loạt học sinh Trường Tiểu học...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HÀ ANH ([Tên nguồn])
Ngộ độc thực phẩm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN