13 thói quen tưởng vô hại rất nguy hiểm cho răng

Nếu nghĩ đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên sẽ giúp có hàm răng trắng, khỏe mạnh thì bạn đang quá chủ quan. Những thói quen tưởng như vô hại dưới đây có thể làm mòn men răng, gây sâu răng và khiến răng bị tổn thương.

Nhai đá

Mặc dù được bao phủ bởi những vật liệu cứng nhất trong cơ thể nhưng răng vẫn sẽ không thể chịu được độ cứng và nhiệt độ lạnh của đá gây ra và dễ bị nứt gãy.

Uống nước đóng chai

Cách bảo vệ răng tốt nhất là uống nước máy được flour hóa.  Flourua giúp bảo vệ răng chống lại sâu răng và tăng cường tái khoáng hóa. Nước đóng chai không chứa flour hoặc chứa ít, không đủ để bảo vệ răng miệng. Vì vậy, hãy thay nước đóng chai bằng nước máy để pha cà phê, pha trà và dùng làm nước uống hằng ngày.

Uống nước dành cho người chơi thể thao

Sự kết hợp của các thành phần có tính axit, đường và hóa chất phụ gia trong nước uống cho người chơi thể thao có thể làm suy yếu men răng, tạo kẽ hở cho vi khuẩn bám vào. Loại nước này nếu uống quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe răng miệng.

Sử dụng răng làm công cụ

Dùng răng để mở nắp chai, xé nhãn mác hay cắn túi nhựa không những làm nứt mẻ và gãy răng mà còn có thể làm tổn thương vùng bên trong miệng, làm lệch hàm dẫn đến đau hàm mãn tính. Bạn cũng nên bỏ thói quen cắn bút, cắn ống hút để bảo vệ răng.

13 thói quen tưởng vô hại rất nguy hiểm cho răng - 1

Nước đóng chai không chứa flour hoặc chứa ít không đủ để bảo vệ răng miệng.

Ăn quá nhiều tinh bột

Tinh bột trong bánh mì, mì ống và bánh quy sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong miệng phát triển gây sâu răng.

Để bàn chải đánh răng ở ngoài

Một nghiên cứu cho thấy để chung nhiều bàn chải đánh răng khiến vi khuẩn dễ lây lan. Khủng khiếp hơn, nếu để bàn chải trong toilet, các phân tử nhỏ trong phân có thể bay vào không khí và dính lên bàn chải khi bạn xả bồn cầu. Tốt hơn hết, bạn nên cất bàn chải vào tủ thuốc hoặc dùng dụng cụ bọc bên ngoài để ngăn vi khuẩn phát triển.

Không súc miệng lại bằng nước sau khi dùng nước súc miệng chứa cồn

Nước súc miệng rất công hiệu trong việc giết chết vi khuẩn còn sót lại sau khi chải răng và dùng chỉ nha khoa. Tuy nhiên, cồn trong nước súc miệng có thể làm khô miệng, dẫn đến hôi miệng và thậm chí là sâu răng. Vì vậy, hãy dùng nước súc miệng không cồn hoặc súc miệng lại bằng nước sạch sau khi sử dụng.

Nhai bắp rang bơ

Bắp rang bơ chưa nổ kỹ dễ dàng mắc kẹt vào giữa vết trám răng và răng. Nếu tiếp tục nhai, bạn sẽ làm răng bị nứt, thậm chí là vỡ đôi.

13 thói quen tưởng vô hại rất nguy hiểm cho răng - 2

Bắp rang bơ chưa nổ kỹ gây hại cho răng

Đánh răng không đúng lúc

Sau khi ăn những món ăn hoặc thức uống có nồng độ axit cao như rượu, cà phê, soda, trái cây họ cam quýt, nước ép trái cây..., lớp men răng sẽ tạm thời bị yếu đi. Lúc này, nếu dùng bàn chải chà lên lớp men mềm sẽ gây hại cho răng. Vì vậy, hãy chờ khoảng 45 phút sau khi ăn để nước bọt làm loãng độ axit rồi hãy đánh răng.

Không đánh răng

Đôi khi sau một ngày làm việc dài, bạn cảm thấy mệt mỏi và bỏ qua việc đánh răng sau bữa tối. Đó chính là cơ hội cho các mảng bám trên răng vôi hóa và bạn khó có thể loại bỏ chúng bằng cách bình thường là đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

Bỏ nhai kẹo cao su

Nước bọt là thứ bảo vệ răng tốt nhất vì nó chứa các thành phần giúp khoáng hóa răng tự nhiên. Do đó, làm tăng lượng nước bọt, đặc biệt là sau bữa ăn, có thể giúp bảo vệ răng. Nhai kẹo cao su không đường là một trong những cách làm tăng sản xuất nước bọt và giữ cho hơi thở thơm tho.

Đánh răng quá mạnh

Đánh răng kỹ giúp loại bỏ các mảng bám trên răng nhưng nếu quá mạnh tay, bạn sẽ khiến lợi bị kích ứng, răng trở nên nhạy cảm với nhiệt độ lạnh và làm mòn dần men răng.

13 thói quen tưởng vô hại rất nguy hiểm cho răng - 3

Để chung nhiều bàn chải đánh răng khiến vi khuẩn dễ lây lan

Không khám răng định kỳ

Thông thường, các vấn đề răng miệng - như sâu răng - phát triển khá chậm. Nhưng nếu không phát hiện sớm, sau 1 năm hoặc hơn, chúng sẽ trở nên nghiêm trọng và cần sử dụng các phương pháp đắt tiền để điều trị. Vì vậy, bạn cần tuân thủ lịch khám răng định kỳ 6 tháng một lần để có thể sớm được điều trị nếu răng bị hư hại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Trâm (Người lao động/ Prevention)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN