13 quy tắc sống còn trong những tình huống nguy hiểm ai cũng nên biết

Sự kiện: Sống khỏe

Nắm được một số triệu chứng và phương pháp sơ cứu đơn giản có thể cứu nguy cho bạn trong rất nhiều trường hợp cấp bách.

1. Làm gì khi bị nghẹn

Nếu bị nghẹn thì việc đầu tiên bạn cần làm là ho thật to. Khi cách này không có tác dụng, hãy dùng tay đấm vào khu vực giữa bụng và phần dưới xương sườn theo hình chữ J, chiều từ trên xuống dưới. Ngay cả cách này cũng không giúp bạn khá hơn thì hãy đứng sau một chiếc ghế có lưng rồi gập người tựa vào nó và ho mạnh. Lặp lại động tác này nhiều lần cho đến khi hết bị nghẹn.

Một phương pháp khác có thể cứu nguy bạn khỏi bị nghẹn là quỳ xuống đất với tư thế hai tay chống xuống sàn, sau đó bạn nằm sấp xuống sàn nhà. Lặp lại động tác cho đến khi cảm thấy khỏe hơn. Có thể cách này sẽ hơi đau nhưng vẫn là một giải pháp chữa nghẹn hiệu quả.

13 quy tắc sống còn trong những tình huống nguy hiểm ai cũng nên biết - 1

2. Cách xác định thời gian bằng mặt trời

Nếu bạn bị lạc mà không có đồng hồ thì hãy áp dụng cách sau để xác định thời gian bằng mặt trời. Tìm một nơi có tầm nhìn tốt hướng về phía mặt trời rồi xòe hai bàn tay và đặt thẳng đứng tiếp nối nhau như trong hình. Đếm số ngón tay từ đường chân trời lên đến mặt trời, mỗi ngón tương đương 15 phút. Phương pháp này không chính xác 100% nhưng vẫn xác định được thời gian một cách tương đối.

13 quy tắc sống còn trong những tình huống nguy hiểm ai cũng nên biết - 2

3. Xác định cơn bão lớn đang đến

Để xác định liệu có phải một cơn bão lớn sắp đổ bộ hay không, bạn cần dựa vào những dấu hiệu sau:

- Xuất hiện nhiều đám mây nhìn có vẻ khá thấp

- Mây có màu xám, đen, tụ thành đám rất to

- Nếu mây có màu đen chứng tỏ sắp có mưa lớn, không có gió. Còn mây màu nâu đậm là dấu hiệu của cơn mưa lớn kèm gió to.

- Nếu mây tụ lại nhưng sau đó lại dần tan ra thì chứng tỏ sẽ không có mưa.

13 quy tắc sống còn trong những tình huống nguy hiểm ai cũng nên biết - 3

4. Làm gì nếu phanh xe không hoạt động

Khi gặp phải tình huống này, điều đầu tiên bạn cần làm là hãy bình tĩnh rồi yêu cầu tất cả mọi người trên xe đều phải thắt dây an toàn. Tiếp theo, hãy bật đèn khẩn cấp và để đèn tầm xa. Sau đó, chọn con đường bằng phẳng và ít xe đi lại để đột ngột nhấn bàn đạp phanh thật mạnh. Cách này để tạo ra áp lực trong hệ thống phanh. Kế tiếp, bạn nhả phanh dần dần.

Nếu ô tô là loại số sàn thì bạn hãy nhấn bàn đạp ly hợp, còn nếu là loại số tự động thì bạn nhấn bánh răng chuyển vào số L. Lưu ý, sử dụng phanh tay cẩn thận vì nếu quá bất ngờ, xe có thể bị trôi tự do. Cuối cùng, hãy cố gắng rẽ trái hoặc rẽ phải.

13 quy tắc sống còn trong những tình huống nguy hiểm ai cũng nên biết - 4

5. Xử lý khi bị theo dõi

Nếu bạn cảm thấy rằng ai đó đang theo dõi mình, trước hết hãy đảm bảo rằng đó là sự thật. Điều tiếp theo là đột ngột thay đổi hướng đi, nếu người đó vẫn còn ở phía sau thì đừng đi tới những nơi vắng vẻ. Hãy chọn những địa điểm đông đúc như quán cà phê hoặc đi thẳng tới đồn cảnh sát.

13 quy tắc sống còn trong những tình huống nguy hiểm ai cũng nên biết - 5

6. Làm thế nào để không bị lạc trong rừng

Để tránh bị đi lòng vòng trong rừng, hãy cố gắng đi qua các cây to ở cùng một phía. Nếu bạn là người thuận tay phải, hãy đi sang phía bên trái của cây, còn nếu thuận tay trái, bạn nên đi sang bên phải của cây. Quy luật này sẽ giúp bạn khỏi bị lạc khi đi trong rừng.

13 quy tắc sống còn trong những tình huống nguy hiểm ai cũng nên biết - 6

7. Bị đau tim thì nên làm gì

Nếu bản thân bạn hoặc bất cứ ai xung quanh bị đau tim thì hãy ngay lập tức gọi xe cứu thương và đừng quá hoảng sợ trước khi bác sĩ đến. Trong lúc này, hãy bắt đầu thở sâu và ho thật mạnh ra ngoài bằng đường miệng. Việc này sẽ đưa oxy vào phổi và hành động ho kích thích ngực, giúp khôi phục nhịp tim trong lúc chờ xe cứu thương đến.

13 quy tắc sống còn trong những tình huống nguy hiểm ai cũng nên biết - 7

Đây là các vị trí đau ở ngực giúp phát hiện cơn đau tim:

13 quy tắc sống còn trong những tình huống nguy hiểm ai cũng nên biết - 8

Một dấu hiệu nữa của cơn đau tim là xuất hiện một vòng màu xám quanh giác mạc. Điều này thường đi kèm với hiện tượng cholesterol cao trong máu, dẫn đến nguy cơ đau tim và đột quỵ. Nếu mắt có dấu hiệu này, tốt nhất bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

13 quy tắc sống còn trong những tình huống nguy hiểm ai cũng nên biết - 9

8. Cách nhóm lửa tự nhiên

Trong trường hợp không có bật lửa hoặc diêm để tạo lửa thì bạn có thể tận dụng bao cao su bằng cách cho nước trắng vào bên trong và giữ nó phía trên đống củi để sử dụng như một thấu kính hội tụ ánh nắng mặt trời. Nên đặt những chất dễ cháy ở bên dưới bọc bao cao su chứa nước như giấy, cỏ khô để bén lửa nhanh hơn. Việc này sẽ mất khá nhiều thời gian nên bạn cần thật kiên nhẫn.

13 quy tắc sống còn trong những tình huống nguy hiểm ai cũng nên biết - 10

9. Cách bảo vệ bản thân khi đi phượt đường dài

Nếu có kế hoạch đi phượt, leo núi thì hãy chắc chắn ít nhất một trong số những người tham gia biết chi tiết về địa điểm mà bạn sẽ tới và chuẩn bị thật chu đáo những vật dụng cần thiết cho một chuyến đi dài.

13 quy tắc sống còn trong những tình huống nguy hiểm ai cũng nên biết - 11

10. Làm thế nào khi gặp động đất

Trái ngược với thông tin rằng khi gặp động đất nên đứng dưới cửa, bạn nên chọn những nơi trú ẩn khó bị sụp như gầm bàn, gầm ghế và nằm với tư thế bào thai.

13 quy tắc sống còn trong những tình huống nguy hiểm ai cũng nên biết - 12

11. Làm thế nào để thoát khỏi đám đông

Nếu đang bị mắc kẹt trong đám đông thì đừng cố vượt qua mà hòa mình vào, cùng đi theo hướng di chuyển của đám đông và nhớ nghiêng người về một bên. Nhớ di chuyển liên tục và đảm bảo bạn không chặn đường người khác vì nếu không chính bạn sẽ bị xô đẩy. Nếu đi cùng gia đình, hãy đặt trẻ nhỏ lên vai và để phụ nữ đi phía trước để bạn có thể kiểm soát được phương hướng và di chuyển cùng.

13 quy tắc sống còn trong những tình huống nguy hiểm ai cũng nên biết - 13

12. Cách băng bó cứu thương

Sau khi xảy ra tai nạn thì điều đầu tiên cần làm chính là băng bó cứu thương cho người gặp nạn.

13 quy tắc sống còn trong những tình huống nguy hiểm ai cũng nên biết - 14

- Nếu nạn nhân bị gãy ở đâu thì nên cố định phần cơ thể đó trước khi xe cứu thương đến. Nếu bị gãy tay, hãy lấy miếng vải buộc tay nối với cổ như trong hình để cố định.

13 quy tắc sống còn trong những tình huống nguy hiểm ai cũng nên biết - 15

- Cách băng bó như trong hình sẽ hữu ích với những chấn thương ở đầu gối, khiến khớp đầu gối bất động. Nên dùng băng đàn hồi cho chấn thương này.

13 quy tắc sống còn trong những tình huống nguy hiểm ai cũng nên biết - 16

- Cách băng này có thể được sử dụng trong trường hợp bị tổn thương ngực hoặc gãy xương đùi.

 

13 quy tắc sống còn trong những tình huống nguy hiểm ai cũng nên biết - 17

 - Cách băng bên trên được gọi là băng bó hình số tám. Nó được sử dụng để cố định các khớp nhỏ hơn hoặc để điều trị chấn thương.

13. Nếu gặp người bất tỉnh

Nếu gặp một người bị bất tỉnh mà vẫn còn thở thì hãy gọi cứu thương ngay lập tức. Sau đó, đặt bệnh nhân nằm nghiêng người và đầu một cách nhẹ nhàng. Hãy thao tác nghiêng chân sang một bên trước rồi đến phần thân và đầu như trong hình. Nếu bệnh nhân bị chấn thương cột sống thì tuyệt đối không di chuyển mà để họ nằm nguyên vị trí cũ.
 

13 quy tắc sống còn trong những tình huống nguy hiểm ai cũng nên biết - 18

10 cách sơ cứu “chết người” nhiều người mắc phải

Có không ít cách sơ cứu sai lầm nhưng lại rất nhiều người hay mắc phải khiến cho tình trạng người gặp nạn càng thêm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc Anh (Theo Brightside) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN